Australia: Các thủ bản kinh điển Phật giáo được xác định có niên đại từ thế kỷ thứ I
Những mảnh gỗ khắc ghi kinh điển Phật giáo vừa được Tổ chức khoa học và kỹ thuật hạt nhân Úc dùng kỹ thuật phóng xạ carbon tại lò phản ứng hạt nhân Lucas heighs ở Sydney xác định có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thứ kỷ thứ V.
Tổ chức này tin rằng các tác phẩm viết tay được mệnh danh là “Dead sea scrolls of Buddhism” (tác phẩm viết tay bằng tiếng Hê-brơ cổ đại của Phật giáo được phát hiện ở vùng Biển Chết) là những tác phẩm viết tay cổ xưa nhất của Phật giáo. Những tác phẩm này có nguồn gốc từ Pakistan và Afghanistan, được bán ra thị trường cổ vật quốc tế trong thời gian chiến tranh.
Trong số những bản chép tay này có hai bản được xác nhận niên đại trong khoảng thời gian từ năm 130 đến 250, ba bản có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thứ V.
Tiến sỹ Mark Allon thuộc đại học Sydney phát biểu: “Những bản chép tay này sẽ soi sáng sự truyền thừa của Phật giáo vào Trung Quốc. Tông phái Phật giáo nào đã được truyền vào, được truyền bằng cách nào, kinh điển từ đâu mang đến và được phát triển như thế nào.”
Kinh điển Phật giáo vốn bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu và sự phát hiện này sẽ giúp các sử gia hiểu được kinh điển Phật giáo đã bắt đầu như thế nào.
Thanh Quang dịch
Theo ABC Asia Pacific TV / Radio Australia
[Tập san Pháp Luân - số 25, tr.95, 2006]