Dẫn vào Lịch sử Phật giáo §9. Phật giáo Việt Nam

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Đất nước Việt Nam với chiều dài từ Bắc vô Nam, theo dấu tích lịch sử, Phật giáo vùng Bắc bộ được ảnh hưởng từ Trung Quốc, Trung Bộ và Nam bộ được ảnh hưởng từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Dẫn vào Lịch sử Phật giáo

Bài thứ chín: Phật giáo Việt Nam

Đất nước Việt Nam với chiều dài từ Bắc vô Nam, theo dấu tích lịch sử, Phật giáo vùng Bắc bộ được ảnh hưởng từ Trung Quốc, Trung Bộ và Nam bộ được ảnh hưởng từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Bắc bộ do chịu sự chi phối của Trung Quốc, bị nhà Tần (秦) chinh phục từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch đến thời kỳ độc lập vào thế kỷ thứ X sau Tây lịch, trải qua một thời gian dài Phật giáo chữ Hán đã được lưu bố rộng rãi. Nơi đất nước Việt Nam vốn là cứ điểm quan trọng bởi nằm trên con đường giao thương mậu dịch ấy, đã có nhiều tăng lữ từ Ấn Độ đến Trung Quốc, dừng chân lưu trú và ở lại sinh sống. Trong đó, nhân vật nổi tiếng, có vị sư Khương Tăng Hội sang nhà Ngô (呉) phiên dịch Lục Độ Tập Kinh, một bản kinh nói về tiền sanh của đức Thích Ca. Sau khi độc lập, nước Việt cũng tiếp tục tiếp nhận văn hoá Trung Quốc, và Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo cũng được tiếp nhận liên tục. Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Đường trở đi có Thiền tông là chủ lưu, dung hợp với Tịnh độ giáo. Phật giáo này cũng được đem vào Bắc bộ Việt Nam, và được dung hợp với tín ngưỡng nhân gian ở đấy.

Ở Trung bộ, nhà vua có tên gọi bằng Sanskrit, và như có thể thấy từ việc thờ phượng các vị thần Hindu giáo, Hindu giáo đã là tôn giáo chủ lưu. Tuy nhiên, Phật giáo cũng đã được truyền trì, và khoảng thế kỷ thứ IX, tự viện Đại thừa Phật giáo hệ Ấn Độ vốn đã được dung hợp với Hindu giáo cũng đã được kiến lập. Vùng Nam bộ vốn là lãnh thổ hoạt động của người khơ-me, nên Phật giáo vùng này có màu sắc của Phật giáo Thượng Toạ bộ.

Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ Việt Nam trải qua nhiều lần chiến tranh đối kháng nhau, trong quá trình đó, đã xảy ra những mối giao lưu văn hoá và hôn phối giữa các dân tộc. Vào thế kỷ thứ XIX, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất Nam Bắc, nhận quốc hiệu là Việt Nam từ triều nhà Thanh. Tuy nhiên, khi bị Pháp cai trị và Ki-tô giáo được mở rộng, thì đã bị bắt buộc sử dụng ký tự Roma.

Trải qua chiến tranh thế giới lần thứ II, chiến tranh giành độc lập khỏi Pháp, rồi chiến tranh Việt Nam, và rồi thành lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của hiện tại. Phật giáo chủ lưu của hiện tại là Phật giáo đại thừa với cơ bản dựa vào Phật điển Hán dịch, nhưng ở vùng Nam bộ cũng có dân tộc tín phụng Phật giáo Thượng Toạ bộ của Cambodia. Bên cạnh đó, các tôn giáo vốn được hưng khởi mới cũng được nở rộ, phái Khất Sĩ vốn là kết quả của sự dung hợp giữa Phật giáo Thượng Toạ bộ và Phật giáo Đại thừa cũng khá có thế lực.

***

〈Thư mục tham khảo〉
奈良康明『世界宗教史叢書 仏教史Ⅰ』、山川出版社、1979年
石井公成他『新アジア仏教史10 朝鮮・ベトナム 漢字文化圏への広がり』、佼成出版社、2010年

[文・青野道彦 東京大学大学院/豊嶋悠吾 東京大学大学院]