Mỗi mùa Vu lan về, trong lòng người con Phật lại rộn lên bao suy nghĩ về Mẹ, về ngày Hiếu của Oanh Vũ, về ngày Ngoan, với bông hồng đỏ, bông hồng trắng cài áo, về địa ngục, tái sinh, về Mục Liên Thanh Đề, v.v...
Vài nét về An cư Kiết hạ
An cư kiết hạ là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo. Truyền thống này đã có từ thời đức Phật. Nhưng thực ra, pháp an cư không phải đức Phật là người đầu tiên chế định, mà Ngài đã tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời và áp dụng cho hàng đệ tử xuất gia của mình. Duyên khởi của sự việc này chúng ta có thể tìm thấy nơi luật Tứ phần:
Tiền an cư và hậu an cư?
An cư là một trong những phép tắc thiết yếu của người xuất gia, đặc biệt là đối với người đã thọ Cụ túc giới. Đây chính là điều kiện để Tăng Ni có thời gian thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức. Do vậy, trong luật có dạy rằng: nếu người không có duyên sự thì nên thọ tiền an cư, nếu có duyên sự thì nên thọ hậu an cư, không được không an cư.