Đại Tạng Kinh, dù là tạng của bộ phái nào, của hệ ngôn ngữ nào hiện còn, đều cũng là ân huệ lớn cho Phật giáo đồ. Và ở phương diện rộng, đương nhiên, các đại tạng kinh của Phật giáo còn là di sản tri thức cho nhân loại nói chung. Đối với người nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ, đặc biệt hệ Đại thừa Bắc truyền, vì đặc trưng sử liệu văn bản ở khu vực này hiện còn hạn chế, trong khi đó, các phiên bản của nó bằng chữ Hán và chữ Tây Tạng thì còn nhiều, nên khuynh hướng của người nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ là truy tìm dấu tích của Phật giáo Ấn Độ qua các tạng kinh này để lý giải đầy đủ và chính xác hơn.

Bài viết này là khái quát nội dung từ chương thứ hai trong sách Phật Điển đã được Hán dịch như thế nào của tác giả Funayama Tōru. Nguyên đề của chương này là “Những nhân vật làm công việc phiên dịch: Lịch sử khái quát của việc dịch kinh”. Trong thực tế manh mối về lịch sử Phật giáo không nhiều, nội dung này có thể trở thành cái tham khảo được cho những ai quan tâm nghiên cứu Phật giáo theo phương pháp văn bản học.

Tựa đề này được mô phỏng từ chương thứ ba của sách Phật điển đã được Hán dịch như thế nào của tác giả Funayama Tōru. Chương thứ ba ở đấy có tên đề đầy đủ là “Việc phiên dịch đã được làm như thế này: Phương pháp cụ thể để tác thành Hán dịch và sự phân chia vai trò trách nhiệm”.

仏典はどう漢訳されたのか:スートラが経典になるとき

Đây là tựa đề của một quyển sách của tác giả Funayama Tōru. Sách có tựa đề đầy đủ là “Phật điển đã được Hán dịch như thế nào: Khi Sūtra trở thành kinh điển”, trong nguyên tác tiếng Nhật là 仏典はどう漢訳されたのか:スートラが経典になるとき (Making Sutra into ‘Classics’ (jingdian): How Buddhist Scriptures Were Translated into Chinese), được xuất bản bởi Iwanami Shoten, năm 2013.

Đây là tựa đề của tác phẩm Kinh Điển đã được truyền như thế nào: Lịch sử thành lập và lưu truyền (経典はいかに伝わったか―成立と流伝の歴史) của tác giả Mizuno Kogen (水野弘元) được xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Kosei (佼成出版社) năm 2004.

Về vấn đề “đại thừa Phật thuyết/ phi Phật thuyết”, ở đây chúng ta có hai điểm cần xác nhận. Đó là, “mối quan hệ giữa chân lý và ngôn từ”, và, “thế nào thì gọi là Phật thuyết”. Và cả hai điều này có mối quan hệ hỗ tương mật thiết với nhau.