Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn và có ảnh hưởng nhất định đối với các vấn đề chính trị xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Phật giáo du nhập vào nước ta trong hoàn cảnh đất nước bị phương Bắc đô hộ, song song đó là sự tồn tại của truyền thống văn hóa của dân tộc và những tín ngưỡng bản địa đã có từ lâu đời.
Một vài đính chính nhỏ về hành trạng Thiền sư Minh Châu - Hương Hải
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không chỉ văn học Phật giáo mà cả văn học dân tộc. Thiền sư là người mở ra một phương pháp mới trong việc dịch thuật và nghiên cứu Phật học. Phương pháp mà thiền sư sử dụng là sự hòa quyện giữa dịch và giải. Lối dịch giải này trước đây chưa ai sử dụng và nó có những thành tựu đáng kể. Thế nhưng, những người sau này không có ai kế thừa.
Tông phái Thiền sư Như Trí
Thiền sư Như Trí (?-1722) sống vào thời Lê Trung Hưng, từng trụ trì chùa Tiêu. Công nghiệp để lại của thiền sư cho hậu thế rất lớn, là người trùng san văn bản Thiền uyển tập anh vào năm Vĩnh Thịnh thứ 11, bảo tồn một tư liệu quí về lịch sử Phật giáo nước nhà. Không những thế, khi viên tịch, thiền sư đã để lại nhục thân được an tàng trong tháp Viên Tuệ. Đây là một trong bốn nhục thân còn lại tại nước ta. Do đó, không ít các nhà nghiên cứu đã cho sưu tầm tư liệu về vị thiền sư này.
Hiện tượng tháp Huệ Sơn chùa Bảo Quang
Chùa Bảo Quang còn gọi là chùa Bụt Mọc, tọa lạc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. Ngôi chùa do thiền sư Như Thích khai sơn vào giai đoạn Lê trung hưng. Đối với vùng Bắc Ninh, chùa Bụt Mọc có lịch sử không dài, nhiều chùa ở đây có niên đại hơn nghìn năm. Một số ngôi chùa đã đi vào sử sách như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, chùa Đại Bi…