Đạo đức Phật giáo - Nền giáo dục hoàn thiện, hiện đại

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Tiêu chuẩn hợp lý được đặt ra cho nền khoa học hiện đại và  chủ nghĩa duy vật ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của giới trí thức. Phần lớn những nhà trí thức hiện đại đưa ra những luận cứ để chối bỏ những lý luận siêu hình và những lễ nghi Tôn giáo truyền thống.

Sự hợp lý khoa học không nghi ngờ như hậu quả trong nền phát triển kinh tế. Tuy nhiên không thể đòi hỏi con người trong xã hội hiện đại bằng lòng với cuộc sống, cảm giác an vui và những người khác sẽ không làm phiền những điều thích thú của họ. Những mâu thuẫn xung đột lan rộng trong xã hội ngày nay, những hành động khủng bố, bạo hành với nhân quyền, chiến tranh chủng tộc và những phân biệt trong tín ngưỡng tôn giáo, chính là một trong các loại hành động khủng khiếp vô đạo đức mà chúng ta thường chứng kiến trong một vài thành phần của xã hội như nghèo đói, cảnh cơ cực lầm than không thể kể xiết…

Theo danh từ Phật giáo, sự phát triển về khoa học và công nghệ thông tin đã không có kết quả để làm giảm những hành vi bất thiện về tư cách đạo đức con người như tham, sân, si. Nó sẽ tồn tại cho đến khi nào gốc rễ của những bất thiện không thể giảm bớt hoặc là vẫn còn lý do tồn tại, thì con người không thể có được sự bình an, hòa hợp, an vui và thoải mái trong xã hội. Điều thích đáng, chính xác của đạo Phật ảnh hưởng đến xã hội hiện đại chính là sự cống hiến một nền triết lý Trung đạo mà chúng ta đã nhận thức trong phạm vi nguyên tắc cơ bản của tính hợp lý khoa học, là từ bỏ hai cực đoan tham đắm những vật chất của thế giới và khổ hạnh ép xác theo truyền thống tôn giáo.

Khoa học hiện đại không thể chứng minh cho chúng ta với sự hiểu biết về những phương diện đạo đức đúng hay sai, tốt hay xấu, khi mà tất cả chúng sanh không liên quan đến những sự hiểu biết đó, và họ không để ý tới để đi theo những nguyên tắc đạo đức tốt trong đời sống, xã hội chịu tác động qua lại giữa con người, không bao giờ trở nên khác nhau từ những súc vật. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là sự khác biệt giữa con người và súc vật đó là con người mong muốn không những chỉ có sống mà còn sống tốt nữa. Họ đi tìm ý nghĩa cuộc sống để đạt được phẩm hạnh đạo đức và mục đích đúng đắn của con người. Trong lãnh vực này, đạo đức Phật giáo đã cống hiến rất nhiều cho xã hội và con người hiện đại.

Đạo Phật có thể xem như một con đường hoàn thiện đạo đức. Toàn bộ con đường này bao gồm từng bước thanh lọc đạo đức, đây là lý do tại sao nó được miêu tả rõ ràng trong Thanh Tịnh Đạo Luận. Mục đích của đạo Phật là thay đổi tư cách đạo đức, biến đổi những xúc cảm và thể chất của con người, kết quả của sự biến đổi này là con người có thể khắc phục được những nỗi khổ đau đang hiện hữu và hóa giải những nỗi khổ đau mang lại cho người khác. Mục đích của đạo Phật là vạch rõ hoàn toàn dưới dạng tâm lý. Nó không thể hợp nhất với Thần hay Bà-la-môn hoặc là những vị cứu tinh như trong một vài cảnh giới khó hiểu của sinh vật tồn tại, trở thành thế giới của sự đoạn tận tham, sân, si.

Đạo đức Phật giáo ủng hộ ý tưởng cho nền đạo đức hoàn thiện như mục đích tối hậu của chính nó. Nền đạo đức hoàn thiện đạt được khi gốc rễ tâm bất thiện như Tham, Sân, Si bị trừ diệt, chúng được gọi là bất thiện bởi vì xuyên qua sự ảnh hưởng của nó con người bị thúc giục để tạo nên những điều trái luân thường đạo lý như sát sanh, tạo ra nguyên nhân đoạn mạng sống hoặc làm tổn thương mạng sống người khác, tham ô trộm cắp, tà dâm và tham đắm những dục lạc, những lời nói xấu, nói lời thô ác, nói phù phiếm, nói lời thêu dệt phỉ báng người khác, v.v… Đạo Phật nhận thức nền tảng cơ bản hợp lý để nhận thức sự khác biệt giữa con người với những cái đúng hay sai, tốt hay xấu. Theo giáo lý đạo Phật, nền tảng vững chắc để tạo nên một nền đạo đức phải khám phá từ những kinh nghiệm cuộc sống con người, không những chỉ nhắc đến những lý thuyết  suông, những điều kiện để con người có cuộc sống hạnh phúc, thoải mái và điều kiện những gì họ kiếm được, cuộc sống có thể mang lại khổ đau hay hạnh phúc tùy nhận thức của mỗi người. Thực sự những thông tin về những điều kiện đó trực tiếp liên quan đến cuộc sống đạo đức của chúng ta. Chúng được khám phá bằng cách theo dõi kinh nghiệm sống một cách có đạo đức tức là sống công bằng liên quan đến đạo đức, bao hàm những khổ đau cho chính mình và người khác cũng như làm vơi bớt nỗi khổ đau cho tất cả muôn loài. Cho đến khi nào mọi người ý thức rằng, những kinh nghiệm chính họ, khi đó họ không thể mất đi niềm tin trong đạo đức. Khi đề cập đến vấn đề đạo đức là đề cập đến khía cạnh tốt hay xấu, hạnh phúc hay không hạnh phúc, điều ác và điều thiện.

Ý nghĩa quan trọng của đạo Phật trong xã hội hiện đại đó chính là không tìm kiếm để định đoạt sản phẩm của cái này đúng hay sai bằng cách đánh giá những phẩm hạnh qua niềm tin mù quáng, lý thuyết suông từ những giới luật đã được ban hành hoặc là những điều răn cấm của những đấng thần linh tạo hóa. Mọi người khi đã từ bỏ lý thuyết suông và những tín điều của tôn giáo trong nền khoa học hiện đại, chủ nghĩa duy vật và biện chứng được chuyển đổi thành quan điểm hoài nghi ở góc độ tự nhiên của giá trị đạo đức. Họ cố gắng giữ gìn để kết hợp hệ thống đạo đức với những lý thuyết suông và tôn giáo, kết quả của những quan điểm này là tạo thêm nền đạo đức vô nghĩa trong đời sống của họ, dưới tình huống tham, sân, si trở thành động cơ thúc đẩy tạo nên sức mạnh trong cách đối xử của họ.

Những người nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật và người tin theo thuyết định mệnh kết hợp với nền khoa học thời đại mới cố tìm kiếm để thay đổi những lý thuyết suông và niềm tin mù quáng tôn giáo, cố gắng thay đổi xã hội, những hiện tượng thứ yếu thay đổi trong điều kiện vật chất của cuộc sống. Quan điểm về thế giới khoa học cho là tầm quan trọng của đạo đức, điều này không có ý nghĩa. Đạo đức được xem như thái độ và sự cảm xúc. Giá trị đạo đức được xem như mối liên quan và chủ quan. Theo thuyết này chỉ có khía cạnh kinh nghiệm là khách quan. Con người chỉ xem như là cơ chế tác nhân có trách nhiệm. Khả năng của con người để hiểu và kiềm chế những nguồn gốc thúc đẩy bên trong của tư cách đạo đức, xuất hiện để đạt tới phần nào nhận thức trong danh từ thuộc quan điểm thuyết cơ giới của khoa học vật chất. Cách cư xử của con người được giải thích trong qui mô phạm vi của điều kiện bên ngoài được xác định nó. Nếu chỉ có nhân tố bên ngoài quyết định lối cư xử của nhân loại, con người không chịu trách nhiệm với lối vô đạo đức của họ. Họ không có trách nhiệm với những gì họ làm, như một quan niệm tự nhiên của hành vi con người, động viên sự từ bỏ trách nhiệm cá nhân với những gì họ làm.

Vấn đề khó khăn của xã hội hiện đại có thể được giải thích từ quan điểm của đạo Phật như một kết quả không liên quan đến những hiểu biết khoa học và những khéo léo công nghệ từ trí thông minh. Sự thật rõ ràng một cách rộng rãi trong sự sinh sôi nảy nở của tham, sân, si… tất cả những cấp bậc ảnh hưởng lẫn nhau trong xã hội hiện đại, nó đã làm gia tăng chênh lệch nền kinh tế như nghèo đói, cảnh tù túng thiếu thốn, thiếu hẳn mối quan tâm để hiểu biết và tha thứ cho nhau, dẫn đến mâu thuẫn và áp lực căng thẳng trong xã hội. Mục đích tối hậu của đạo Phật là đoạn tận tham, sân, si. Nếu xuất hiện nhiều bệnh điên tâm lý mà tác động đến điên loạn trong xã hội hiện đại, đó là kết quả của sự sinh khởi tham, sân, si. Như vậy quan điểm đạo Phật về một nền giáo dục hoàn thiện có giá trị thích đáng trực tiếp đến xã hội và con người hiện đại.

Hạnh Như
[Tập san Pháp Luân - số 73, tr21, 2010]