Kinh sách viết tay quý hiếm đã được số hóa để phổ biến trên internet.
Dharamshala, Himachal Pradesh (India) -- Bằng cách sử dụng kỹ thuật hiện đại, các học giả đang làm cho kiến thức Phật giáo trở nên tiện dụng hơn cho công chúng và giới trẻ. Nhiều học giả Phật giáo ở thành phố Dharamshala đã số hóa những kinh sách viết tay quý hiếm của Phật giáo để bảo tồn và đưa vào thư viện ảo trên internet.
Được sự bảo trợ của Vụ hoằng pháp Quốc gia đặc trách về các kinh sách viết tay (NMM), Thư viện Nghệ Thuật và Lưu Trử Tây Tạng đã thực hiện việc xác minh vị trí, tập hợp và phân loại các kinh sách viết tay hiện có Tây Tạng ở khắp vùng Himachal Pradesh.
Học viện chuyên nghiên cứu về Tây tạng được thành lập trên quê hương lưu vong của đức Dailai Lama, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, là nơi cất giữ các đồ vật nhận tạo và các kinh sách viết tay của người Tây Tạng. Học viện không chỉ nổi tiếng là nơi lưu trử bộ sưu tập các kinh sách viết tay Tây Tạng lớn nhất ở ngoài lãnh thổ Tây Tạng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các dữ liệu về các kinh sách viết tay Tây Tạng và các tài liệu biên soạn của nó.
Khi số hóa xong, thông tin và nguyên bản sưu tầm sẽ được gởi đến NMM để phổ biến rộng rãi.
Theo ông Lobsang Shastri, Vụ trưởng NMM Tây Tạng, để phổ biến các kinh sách viết tay lên interne thì phải mất ít nhất hai năm. Ông nói: “Điều này sẽ rất ích lợi cho các nghiên cứu sinh và học giả quan tâm đến kinh sách viết tay chỉ có ở Ấn Độ. Toàn bộ dữ liệu sẽ được gởi về văn phòng chính của NMM và sau đó khoảng một hoặc hai năm sẽ được đăng lên internet.”
Đến nay, giới hữu trách đã làm xong huyện Kangra và bây giờ đang tiến hành ở huyện Lahul và Spiti.
Hiện tại, đã tập hợp xong 108 Kanjur, những bài thuyết pháp do chính đức Phật giảng.
Thư viện cất giữ hơn 80.000 kinh sách viết tay và tài liệu, 6.000 hình ảnh và hàng trăm thangkas (tranh vẽ và bức hoành thêu chữ Tây Tạng), tượng và các tác phẩm nhân tạo khác.
Kinh Tây Tạng được chia ra làm 2 loại chính: Bka-'gyur hay Kanjur (phiên dịch), và Bstan-'gyur hay la Tenjur (truyền dịch), bao gồm những lời dạy của các Pháp sư Phật giáo.
Các tông phái Phật giáo Tây Tạng đều công nhận các bản kinh thu thập được trong Đại tạng kinh Phật giáo Tây tạng bao gồm hơn 300 quyển và hàng ngàn dị bản.
NMM bắt đầu thực hiện một đề án 5 năm từ năm 2003 do Bộ Văn hóa của Chính phủ Liên bang cấp giấy phép để bảo tồn các kinh sách viết tay của Ấn độ và tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận chúng một cách dễ dàng.
Mỹ Hằng (dịch)
*National Mission for Manuscripts (NMM)
[Tập san Pháp Luân - số 20, tr.90, 2005]