Đài Loan: Hội nghị của các lãnh đạo tôn giáo quốc tế để tìm phương pháp giải quyết những vấn đề nhân loại đang đối mặt
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của tôn giáo ngày càng quan trọng, ngay cả Liên Hiệp Quốc và diễn đàn kinh tế thế giới đều đã mời các nhà lãnh đạo tôn giáo như Pháp sư Thánh Nghiêm… trao đổi về sự phát triển nhân loại trong tương lai. Nhân Đại lễ khánh thành Pháp Cổ Sơn, “Buổi tọa đàm của các lãnh đạo tôn giáo thế giới” đã được cử hành tại hội trường quốc tế của khách sạn Giả Viên Sơn vào ngày 22/10/2005. Các tôn giáo và 8 vị lãnh đạo tinh thần luận bàn “Khái quát về những vấn đề mang tính toàn cầu”, “Hướng giải quyết các vấn đề toàn cầu bằng tâm linh”, và mong xóa bỏ sự ngăn cách và cản trở giữa các tôn giáo, quốc gia, chủng tộc.
Tại hội nghị, Pháp sư Thánh Nghiêm phát biểu rằng, bản thân tôn giáo không có sự khác biệt quốc gia, dân tộc. Nguồn trí tuệ phong phú và nền văn hóa khác nhau tập trung rất nhiều trong mỗi tôn giáo, đáng để chúng ta tìm hiểu và học tập. Đồng thời Pháp sư bày tỏ, giữa các tôn giáo trên thế giới vẫn còn có rất nhiều phân tranh và xung đột - đây không phải là bản thân tôn giáo mà do con người gây ra. Vì vậy, ngày nay, Pháp Cổ Sơn tổ chức hội nghị để mời các lãnh tụ của các tôn giáo thế giới cùng nhau hội hợp một nhà, hy vọng các bậc Thầy tôn giáo này đóng góp trí tuệ, dùng sức mạnh của họ để xúc tiến thế giới hòa bình.
Giám mục Vương Dũ Vinh (Thiên Chúa giáo Trung Đài) chủ trì buổi tọa đàm phát biểu: thế giới ngày nay là thế giới đa nguyên tính. Do đó, để giải quyết các vấn đề toàn cầu phức tạp, chúng ta cần phải quay về “nhân tâm”, đề cao giá trị nội tại của mỗi cá nhân. Kế tiếp, Tổng giám mục Nikita Lulias (Đông Chính giáo Hồng Kông và khu vực Đông Nam Á) nhận định rằng, xã hội và sinh mạng con người bị tổn hại đều do “bệnh tật” gây nên, nhưng nếu thực hành đúng tôn chỉ của các tôn giáo thì có thể chuyển hóa nhân tâm, rời xa phẩn nộ, thoát khỏi đau khổ.
Đại biểu Hồi giao, Giáo sư Amir Al-Islam nói, giáo lý Hồi giáo dạy con người cách dùng tâm linh thuần tịnh để giải quyết sự việc, qua lòng chân thành của chúng ta đạt hiệu quả thông suốt. Giám mục Công hội Thánh Yelusaleng Abu – El Assal nêu rõ, “hòa bình” phải kiến lập trên hành vi chính nghĩa, mà hành vi chính nghĩa này là nền tảng của mọi quan niệm nhân loại, thông qua việc giáo dục dẫn đến quan niệm đúng đắn đây chính là trách nhiệm của tôn giáo.
Trong buổi họp, các nhà lãnh đạo tôn giáo có cùng nhận thức rằng, tôn giáo không thể chỉ nói bằng miệng mà phải cùng nhau hợp tác đem giáo lý chân chính truyền đạt cho nhân loại.
Thảo luận về “Hướng giải quyết các vấn đề toàn cầu bằng tâm linh”, Ngài Swami Dayananda Saraswati (Ấn Độ giáo) nêu, nhân loại có rất nhiều đặc tính giống nhau có thể dùng để giải quyết xung đột này như yêu thương, hạnh phúc và từ bi. Ngài không những tán đồng nhận định của Pháp sư Thánh Nghiêm là “từ bi không có kẻ địch”, mà còn công nhận định nghĩa từ bi là không phân biệt tôn giáo, dân tộc hoặc quốc gia. Ngoài ra, Ngài Sheikh salion Mbacke, (Senegal), người điều hợp “hoạt động tin nhau cho hòa bình Phi Châu” nói rằng, ý nghĩa từ “Thánh chiến” là khắc phục dục vọng và chấp ngã của chính mình, điều này khế hợp với quan điểm của pháp sư Thánh Nghiêm đã bàn về tâm linh. Còn Sơ Joan Chittister thì đề xuất, ý nghĩa “linh tu” của Cơ Đốc giáo làm phát sinh tinh thần từ bi của con người. Từ bi dẫn dắt chúng ta đi đúng đường.
Sau thời gian mở rộng vấn đáp, những người đặt câu hỏi đều đưa ra ý kiến quý báu đối với các lãnh đạo tôn giáo, thể hiện lòng cảm ơn sâu sắc, điều này sẽ giúp đỡ rất nhiều đối với việc dập tắt sự phân tranh của thế giới; cuối cùng, ông Rabbi Awraham Soetendrop, ủy viên Ban hiến chương địa cầu đến từ Hà Lan và đồng chủ trì hội nghị, phát biểu, vì nhân loại, cầu mong các tôn giáo có thể vì thế giới góp phần mang lại hòa bình và hạnh phúc.
Kim Phụng
[Tập san Pháp Luân - số 21, tr.89, 2006]