Kết quả quá trình tu chứng của các Thiền sư Việt nam
Ngày 29 tháng 9 tại chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh, Tăng ni và Phật tử tổ chức lễ khánh thành nhục thân của Thiền sư Như Trí sau hơn 5 tháng tu sữa.
Thiền sư Như Trí hiệu là Tính Không, trù trí chùa Tiêu Sơn. Chùa Tiêu Sơn còn có tên là Thiền Tâm, từng là trung tâm Phật giáo. Ngài là người đứng in Thiền uyển tập anh, bản in 1715. Ngài viên tịch khoảng năm 1717 tại chùa Tiêu Sơn, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngài viên tịch trong tư thế toạ thiền, nhục thân được tôn thờ nơi bảo tháp của chùa Tiêu Sơn. Thời gian gần 300 năm mà nhục thân Ngài vẫn còn nguyên vẹn.
Không như cách ướp xác của người Ai Cập cổ đại, phương pháp ướp xác của Ai Cập cổ đại là phải lấy hết lục phủ ngũ tạng, óc não và dùng thảo dược để duy trì thân xác. Với những Thiền sư Phật giáo thủ thuật mang tính y khoa không đáng kể. Yếu tố chính để duy trì thân xác là do công năng thiền định, nghiêm trì tịnh giới giới. Đó là thành quả của việc thanh tịnh ba nghiệp. vì muốn giáo hoá hậu sanh nên sau khi viên tịch một số Thiền sư lưu lại xá lợi nhằm tăng thêm tín tâm cho Phật tử.
Đức Phật nhập Niết-bàn không lưu toàn thân xá lợi mà là ngọc xá lợi với màu ngũ sắc. Hiện nay, ngọc xá lợi Phật được tôn thờ và chiêm bái ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Trung Hoa, Nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng cũng được tôn thờ nơi Tổ Ðường chùa Nam Hoa, huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Ðông. Tại Việt Nam, nhục thân của thiền sư Như Trí là toàn thân xá lợi thứ tư được tìm thấy. Ba thiền sư trước được phát hiện thời gian trước là thiền sư Đạo Chân Vũ Khắc Minh, Đạo Tâm Vũ Khắc Trường chùa Đậu, Hà Tây, thiền sư Chuyết Tuyết chùa Phật Tích v.v... Và trong phong trào đấu tranh bất bạo động để giải trừ pháp nạn dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, Hoà thượng Quảng Đức đã phát đại nguyện tự thiêu thân để bảo tồn Phật pháp, Ngài đã để lại hậu thế quả tim bất diệt. Vì đại nguyện, chí dõng mãnh, sau khi tự thiêu tất cả những gì của tứ đại đã trả lại cho tứ đại riêng quả tim vẫn bất diệt, cho dù đã được đưa vào thí nghiệm ở nhiệt độ rất cao.
Nguyên nhân lưu giữ thân xác tồn tại với thời gian của những Thánh Tăng là quá trình chuyên trì tịnh giới, thâm sâu thiền định.
[Tập san Pháp Luân - số 7]