Ngôi đền Borobudur bị phủ kín do thương mại

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Sự cân bằng ngành du lịch, phát triển thương mại và việc bảo tồn những di sản văn hoá là công việc không phải dễ.

Tại Yogyakarta, Indonesia, ngôi đền Borobudur-Thánh tích của Phật giáo, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngôi đền nổi lên như là kim tự tháp to lớn, xây bằng đá đen từ một vùng đồng bằng, do núi lửa tạo nên rất màu mỡ. Đó là khu tưởng niệm linh thiêng, đang có nguy cơ bị thương mại hóa.

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vào những năm cuối thập niên 90 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Indonesia. Trong giai đoạn khó khăn, di sản văn hóa Phật giáo đã giúp chính phủ hái ra tiền, vì Thánh tích này có sức thu hút khách du lịch lớn nhất thế giới. Nhưng số lượng những người bán hàng rong tại đây đã bùng nổ và du khách nhận thấy rằng, những người buôn bán rất hung dữ, luôn gây phiền toái đến họ. Mặt hàng được bán là những postcard, đồ chơi trẻ em v.v...

Hiện nay, chính quyền địa phương đang ngăn chặn vấn đề này bằng cách thay vào đó những gian hàng mới. Nhưng những người chỉ trích nói rằng, những gian hàng mới này thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn cho toàn bộ trung tâm Java-bán đảo chính của Indonesia.

Richard Engelhardt, chuyên gia tư vấn về văn hóa của UNESCO tại châu Á-Thái Bình Dương nói: “Sự gia tăng của dịch vụ du lịch trong khu bảo tồn Borobudur không thể chấp nhận. Đây là  nơi tĩnh mịch và thanh vắng. Du khách có thể hòa mình với thiên nhiên, nếu du khách bị những cửa hàng bách hóa vây quanh, thì họ sẽ không thể tìm kiếm được điều này.”

DUNG NHAM NÚI LỬA VÀ KHU RỪNG RẬM

Borobudur cách Yogyakarta-Thủ đô Hoàng gia cổ xưa của Java, không xa lắm. Thế kỷ thứ XIII sau CN, Hồi giáo đã thống trị hầu hết dân số tại quốc gia này. Hiện nay, Indonesia có số lượng tín đồ theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Vì vậy, di sản này đã bị lãng quên và bỏ hoang hàng ngàn năm trước khi nó được người ta phát hiện ra dưới dung nham núi lửa trong khu rừng già vào năm 1800, do một đội nghiên cứu đi khảo sát tin đồn về khu đổ nát trong trung tâm của Java. Một số chuyên gia nói: “Đối với nhiều người Indonesia, bản chất tôn giáo của khu vực này thì không quan trọng và điều này đã giải thích được phần nào của kế hoạch thương mại hóa khu Thánh tích này”.

Thánh tích Borobudur là một trong những Thánh tích thiêng liêng và cổ kính nhất của Phật giáo. Xung quanh đền là hàng loạt những mảnh đất trồng trọt ở sườn đồi, cho phép khách tham quan hằng ngày đến viếng. Trên đền có một tháp hình vuông nằm trong những bức tường đá được chạm khắc chi tiết phức tạp. Thông qua những bức chạm khắc chi tiết phức tạp, những người hành hương có thể hiểu được tư tưởng Phật giáo và đời sống của đức Phật. Những bậc thang sườn dốc lên dần tới những bậc thang vuông tròn phơi bày ra. Nơi ngọn tháp có chắn hàng rào bằng đá, bên trong là tượng đức Phật  nhìn về phía đồng bằng xanh nhiệt đới với những ngọn núi lửa xa xa. Phong cảnh này tạo nên bức tranh thanh bình êm ả, được trang hoàng thêm bởi bầu không khí bí ẩn, yên bình của Thánh tích tưởng niệm. Những nét chạm tinh vi nổi trên đá và sự thanh bình, êm ái của những bức tượng làm tăng thêm niềm cảm hứng và an lạc cho du khách.

Những sự tĩnh lặng đang chìm dần trong bãi đậu xe, mà nó được gọi là “Look madame, btik postcard”, “Hello….water?”, “Like pen”, “this book”, “May be later?”-là điệp khúc đặc trưng của du khách. Những du khách Hà Lan Rob và Angela từ Amsterdam nói: “Ngôi đền mang bầu không khí thần bí, nhưng đang bị những người bán hàng rong quấy rầy”. Rob Joosten nói: “Họ khá hung dữ và tự cao tự đại... một số ít  thì tôi còn hiểu, chứ ở đây thì nhiều quá”.

Borobudur không chỉ là Thánh tích lưu niệm mang ý nghĩa toàn cầu, mà còn là nơi du khách phê bình gay gắt về những người buôn bán. Ông Ken Scoh của tập đoàn du lịch Châu Á-Thái Bình Dương nói rằng, nó đã vươn tới đỉnh cao của sự tồi tệ. Ông ấy nói: Nếu mọi người ở khắp nơi trên thế giới đến để chiêm ngưỡng kiến trúc Phật giáo tôn kính này, bạn chắc chắn một điều rằng: Những du khách đó muốn thưởng thức bức tranh Thánh tích bí ẩn, thanh bình và không bị quấy rầy thì phải mua những thứ hàng rong mà họ không thích và lòng tôn kính của họ bị hạ thấp bởi những nhân tố thương mại.

NHỮNG ĐIỀU THIẾU VĂN HÓA TẠI CÁC CỬA HÀNG MUA SẮM

Việc thu hút đông đảo du khách trong nhiều năm của Thánh tích và những vấn đề thiếu văn hóa đã phát triển thành một số kế hoạch cửa hàng bán lẻ đang làm kinh hoàng UNESCO.

Những điều này bao gồm Jagad Java hay “Thế giới tinh thần của Java”. Sự phức tạp của những cửa hàng bán lẻ và lời đề nghị khinh suất, lộn xộn của chính quyền trung tâm Java đưa ra vào năm ngoái  và sau đó nâng lên thành cuộc phản đối kịch liệt lan rộng khắp nơi.

Engelhardt đưa ra nhiều quan niệm khác nhau, nhưng vẫn còn quanh quẩn, vòng vo. Năm ngoái, Borobudur đã thu hút được hơn 2 triệu du khách, phần lớn là người Indo. Du khách ngoại quốc giảm xuống sau vụ đánh bom tại thành phố Bali, năm 2002. Ông ấy nói: “Vấn đề về diện tích đất đai của những gian hàng được giữ lại đưa đến nhiều hình thái và chiêu bài khác nhau”.

UNESCO và Hội đồng bảo tồn danh lam thắng cảnh đến việc tư vấn lên danh sách các thắng cảnh trên thế giới, đều ủng hộ một số cửa hàng bán lẻ, những cửa hàng nghiêng về việc buôn bán phúc thiện các mặt hàng mỹ nghệ và những tác phẩm nghệ thuật địa phương, mà nó giúp tạo sự gần gũi hơn với cộng đồng nơi đây. Hiện tại những cửa hàng đang bày bán hầu hết là các mặt hàng có chất lượng thấp, mà đa số chúng là những mặt hàng từ các nơi mang lại.

Vấn đề này sẽ được xem xét tại Trung Quốc vào ngày 28/6 đến ngày 9/7, do Hội đồng di sản thế giới UNESCO đảm trách. UNESCO còn muốn nhấn mạnh hơn nữa giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử tại Borobdur, mà nó không được diễn tả trong những tấm hình hay qua nhãn quan của du khách.

Windu Nuryanti-giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển du lịch tại Yogyaharta dựa vào nhóm nghiên cứu về tháp của Indonexia đã nói rằng, bà ta rất tự hào và cảm kích vùng Borobudur của nước Indonexia. Bà nói: “Không có mối quan hệ tôn giáo trực tiếp vào những ngôi đền và cộng đồng người Hội giáo, nếu như ngôi đền này nằm giữa cộng đồng những người theo Phật giáo, tôi nghĩ nó khác hoàn toàn.”

Thích Minh Đạt dịch
Theo nguồn  tin từ thông tấn Reuters
[Tập san Pháp Luân - số 3]