Ngày 19 / 2 / 2004, UNESCO long trọng tổ chức lễ chính thức công nhận Tháp Đại Giác – nơi đức Thế Tôn thành đạo – là di sản văn hóa thế giới.
Ngày 19 tháng 2 năm 2004, cơ quan Văn hóa – Xã hội – Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) long trọng tổ chức lễ chính thức công nhận Tháp Đại Giác – nơi đức Thế Tôn thành đạo – là di sản văn hóa thế giới. Buổi lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự chứng minh và tham dự của hàng ngàn Tăng ni Phật tử đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng đối với tất cả mọi người con Phật trên khắp hành tinh. Cuõng trong những ngày này, tại New Dehli hội nghị nhieàu nhà lãnh đạo Phật giáo trên thế giới bàn thảo về vấn đề du lịch tâm linh. Đạo Phật đã dần dần hồi sinh sau gần 8 thế kỷ bị pháp nạn kinh hoàng do những bạo chúa Hồi giáo cực đoan quá khích gây nên.
Bảo tháp Bồ-đề ghi dấu nơi đức Phật thành đạo, nằm trong quần thể Bồ-đề Đạo tràng. Theo các nhà chuyên môn, tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ II Tây Lịch trên nền tháp cũ - tháp do vua A Dục xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Tây Lịch, có chiều cao 52m, mỗi cạnh vuông 15m. Đến đầu thế kỷ thứ VII Tây Lịch, bảo tháp bị vua Brahmin, tín đồ Ấn giáo đốt phá. Hai mươi năm sau, Thánh tích này được tu sửa bởi vị vua theo Phật giáo. Qua nhiều biến cố lịch sử tôn giáo và đất nước, tòa tháp vẫn nghiêng ngang cùng tuế nguyệt, mặc dù đầu thế kỷ XII, các vua theo Hồi giáo cai trị Ấn Độ, cùng chung vận mệnh đất nước, Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác bị đàn áp và tàn phá khủng khiếp bởi những bàn tay bạo chúa nhưng tháp Bồ-đề vẫn sừng sững cho đến ngày nay. Đó là minh chứng cho sự nhiệm mầu, vi dieäu của chân lý, chân lý nhất định thắng bạo cường. Cuối tháng 6 năm 2002, UNESCO đã lên kế hoạch tu sửa bảo tháp Bồ-đề trong thời gian 2 năm.
Sự kiện trọng đại này là tin vui cho tất cả người con Phật. Bảo tháp đã là di sản văn hóa chung của nhân loại thì không một phần tử cực đoan hay tổ chức kỳ thị nào có thể hủy diệt và đốt phá. Ngôi tháp Bồ-đề là tòa tháp thiêng liêng nhất và cổ kính nhất của Phật giáo, là suối nguồn tâm linh miên tục tắm mát người con Phật mỗi khi đến thánh tích chiêm bái.
Từ Quang.
[Tập san Pháp Luân - số 1, tr.94]