Tổ Khánh Hòa & quá trình chấn hưng Phật giáo (1920-1951)
Cứ mỗi dịp húy kỵ Tôn sư, chư Tăng bốn phương cùng về bên tháp Tổ. Đây chính là dịp để giai thoại về Sư cụ Tuyên Linh được những người Thầy đi trước truyền tụng lại cho người sau và đó cũng là cơ may cho Dòng Sông Xanh của tuổi học Tăng ghi lại những dấu ấn rõ nét về một phong cách thanh cao vượt đời của bậc Tổ Đạo xứ Ba Tri, Bến Tre: Thầy Như Trí-Khánh Hòa, người đã dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo vào những năm 1920.
Lưỡng Xuyên, Thất Sơn (Hai Sông, Bảy Núi), cái tên nghe thân thương gợi cảm về một vùng đất, nơi có hai con sông (sông Tiền và Sông Hậu) đi qua, vùng đất mà một thời đã từng là cái nôi của Phật giáo sông Chín Rồng Mêkong, chẳng những cho đương thời mà còn là xứ địa Thao Bồi nên những lãnh tụ Phật giáo về sau nữa.
Với những người đồng đạo cùng chung tâm huyết, biết thương trước cảnh ngộ giặc dốt tràn lan nơi cửa Phật, Người đã vô cùng đau buồn trước thế đạo suy vi. Một Thích Huệ Quang, Thích Khánh Anh, Thích Pháp Hải, v.v… những bậc Tổ đạo đã cùng nhau gầy dựng cao trào chấn hưng Phật giáo. 30 năm (1920-1951) dòng chảy Phật giáo đã “phò trì Tổ Đạo”, tạo nền tảng vững vàng cho Tổng hội thành hình, cho Giáo hội đi lên; chẳng những thế, nó còn góp phần tạo nên thế đứng cho Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập với Phật giáo thế giới.
Đánh giá một chặng đường đã qua, tìm lại nhân tố Tùng Địa Dũng Xuất để xem chất Phật nào, Hạnh-Giải nào đã tạo nguồn sức mạnh làm nên những bậc Rồng Voi (bậc Long Tượng) trong cửa Pháp, những người mà luôn trung kiên với Giáo hội qua suốt dòng chảy An-Nguy của thế Nước-lòng Dân và cũng để định hướng tư duy cho công tác lãnh đạo, giáo dục, hoằng pháp… Phật giáo - Thích Khánh Hòa luôn là suối nguồn tư duy vô tận cho thế hệ Tăng trẻ hôm nay, một chủ đề đang mời gọi chúng ta vào cuộc.
Những năm tháng không phai trên dòng chảy Phật giáo-Thích Khánh Hòa
1920-1951 Phật giáo Thích Khánh Hòa.
1931+ Hội Phật học mở ra khắp Nam-Trung-Bắc.
1935 Lễ Phật đản lớn nhất tại Huế trong thời Phật giáo Thích Khánh Hòa.
1946 Thành lập Phật giáo cứu quốc trên toàn quốc.
1950 Phật học đường Nam Việt thành lập.
1950 Phật giáo Việt Nam trở nên thành viên Phật giáo thế giới.
1951 Thống nhất Phật giáo lần I tại chùa Từ Đàm Huế.
Phong Trào Chấn Hưng, Thích Khánh Hòa-Như Trí, linh hồn của phong trào chấn hưng.
Một ngày đẹp trời năm Mậu Thân 1877, làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đất nầy chào đón một bậc Tổ đạo ra đời. Bấy giờ trời run, đất chuyển, muôn chim hòa ca, báo hiệu ngôi nhà Phật-Việt qua trang sử mới.
Năm chục năm dư Phật biết lòng, lòng son Lưỡng Xuyên Minh Phật sắc, bậc thạch trụ rừng thiền trải phong ba.
Thích Khánh Hòa-Như Trí, linh hồn của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Bôn ba khắp ba miền đất nước kêu gọi chấn hưng Phật giáo.
Bán chùa riêng, lo việc chấn hưng.
Di chúc của Thích Khánh Hòa.
Bối cảnh đưa đến chấn hưng.
Năm 1862, Pháp chiếm miền Đông Nam kỳ. Năm 1883, Pháp chiếm Việt Nam. Năm 1884, hòa ước công nhận Pháp bảo hộ Việt Nam.
Năm 1885, phong trào Cần Vương mở ra do vua Hàm Nghi đề xuất.
Năm 1900+, Xã hội Việt Nam đang trên đà phân hóa.
Năm 1907, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh đứng trước hoàng hôn.
Năm 1907, phong trào Đông Du Phan Bội Châu: thời-thế-lực đã suy-cùn-yếu.
Năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời.
1914-1918 Chiến tranh thế giới lần I.
Năm 1900+, ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo thế giới từ Ấn Độ (do Olcoot…), Trung Quốc (do Thái Hư mở ra).
Năm 1900+, nhà trí thức muốn tìm lối thoát cho sự sống còn của Dân-Nước, một cao trào tìm về Bản Sắc Dân Tộc Việt được mở ra.
Năm 1920, tiếng chuông chấn hưng Phật giáo vang lên mà nơi phát khởi là vùng đất có hai con sông chảy qua - đất Lưỡng Xuyên (Trà Vinh), tổ chức chấn hưng Phật giáo ra đời.
Năm 1920, họp Tăng bàn việc chấn hưng.
Năm 1920, Hội lục hòa liên hiệp; Bồ-tát Huỳnh Thái Cửu, Trà Vinh kêu gọi chấn hưng.
Sinh Hoạt - Chốn Tổ, đơn vị cơ sở cho sự định hình Giáo hội.
Tiếng địa phương của miền Trung, Bắc gọi là Chốn Tổ, trong Nam gọi là Tổ đình. Đây là đơn vị cơ sở cho việc định hình tổ chức Giáo hội. Cũng từ Chốn Tổ, Tổ đình, những “bông hoa đạo” trong vườn thiền được hun đúc, đào tạo phát huy; những phong cách thanh cao (thanh phong), những công hạnh-kiến giải sáng ngời, tất cả đã làm nên bản sắc Tổ Đạo. Do vậy, Tổ Đạo phong quang thì nhà đạo hưng sùng và ngược lại muốn đạo pháp quang huy thì Tổ Đạo phải luôn được phù trì: “Phù trì giới pháp tổ đạo bất tuyệt”. Phật giáo chấn hưng cũng theo mô hình ấy, Như Trí-Thích Khánh Hòa đã bôn ba khắp ba miền, Ngài đã chung chén trà tâm huyết với Chốn Tổ Bắc-Trung-Nam mà dựng nên sự nghiệp Tiếp Lửa - Nối Đèn (Tục diệm-Truyền đăng) vào những năm 1920. Từ lớp gia giáo đến trường Hạ (trường Hương), trường Kỳ (đại giới đàn) đến Hội Phật học. Tất cả đều đầu tư cho sự nghiệp Đào tạo Tăng tài.
Phật Học Đường Lưỡng Xuyên.
Năm 1934, Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh được thành lập, Lưỡng Xuyên là hai con sông, trên bản đồ địa lý miền Nam, sông Chín Rồng Mêkong khi đổ vào vùng đất Nam Việt Nam thì rẽ ra 2 nhánh là sông Trước (Tiền Giang) và sông Sau (Hậu Giang). Trà Vinh là vùng đất nằm giữa và được bao bọc bởi hai con sông nầy. Mặt khác, Trà Vinh lại là bản doanh của Phật giáo sông Chín Rồng thời chấn hưng 1920, cho nên Phật học đường được dựng đầu tiên nơi xứ nầy và cái tên Lưỡng Xuyên được đặt cho tên trường, đây có lẽ là do sáng kiến của Sư cụ Tuyên Linh. Hoạt động trong một thời gian ngắn ngủi rồi giải tán bởi do thời thế chiến tranh. Tuy nhiên, nơi đây đã từng là “lò cừ” hun đúc nên những bậc Rồng-Voi trong cửa Pháp, người đứng vào hàng lãnh đạo Phật giáo khắp 3 miền trong quá khứ cũng như hiện nay.
Hạnh Cao Triều Dã-Danh Chấn Thanh Phong
Ghi lại tên tuổi về những bậc Danh đức-Cao Tăng. Những người mà Hạnh-Giải đã làm nên. (xem tiếp bảng Công Hạnh sau)
Thay lời kết
Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam định hình rõ nét vào những năm 20 của thế kỷ 20. Người khởi xướng phong trào là Như Trí-Thích Khánh Hòa: Sư cụ Tuyên Linh. Ngôi chùa Tuyên Linh cùng với người chủ của nó, cảnh và người đã đi vào trang sử vàng son Phật-Việt để Ngọn Đuốc Thích Khánh Hòa chẳng những bùng lên thắp sáng vòm trời xứ địa Trà Vinh mà tầm ảnh hưởng còn lan rộng ra khắp 3 miền đất Việt: Bắc-Trung-Nam; chẳng những công hạnh của người đã thắp sáng biển học cho kẻ tục-người Tăng đương thời mà hạnh giải Thầy chan hòa bất tận khắp Bảy Núi (thất Sơn)-Hai Sông (Lưỡng Xuyên) rằng đâu cũng thấy, đâu cũng nghe.
Từ họp Tăng bàn việc chấn hưng Trà Vinh đến kêu gọi thành lập hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học (1931), từ diễn đàn Từ Bi Âm đến Pháp Tịch Lưỡng Xuyên, từ hội lục hòa liên hiệp 1920 đến Tổng hội Phật giáo Việt Nam 1951. Hạnh giải của Thầy - Sư cụ Tuyên Linh, đã định hình nên dòng chảy Phật giáo và qua đó, nó đã đóng vai trò chủ lưu một chặng đường 30 năm (1920-1951) trên dòng chảy mới: Dòng Phật giáo Thích Khánh Hòa.
Dép cỏ lối về trông hiển hiện,
Hoa đàm tuy rụng vẫn còn hương.
Công hạnh: Trụ tích chấn vương kỳ
Như Phòng-Hoằng Nghĩa | 1867-1929 | |
Như Hiển-Thích Chí Thiền | 1861-1933 | Tổ Phi Lai |
Thích Mật Khế | 1904-1935 | |
Thích Thanh Hanh | 1840-1936 | Tổ Vĩnh Nghiêm |
Thích Giác Tiên | 1880-1936 | |
Như Nhãn-Thích Từ Phong | 1864-1938 | |
Quốc Sư Phước Huệ | 1869-1945 | |
Thích Huệ Pháp | 1891-1946 | |
Như Trí-Thích Khánh Hòa | 1877-1947 | |
Thích Trí Hải | 1876-1950 | Bích Liên - |
Thích Huyền Ý | 1891-1951 | Liên Tôn - |
Huỳnh thái Cửu |
[Tập san Pháp Luân - số 15, tr.46, 2005]