Thiền bây giờ và ở đây (1)

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Ccuộc hội thoại của 3 anh em huynh trưởng trẻ A, B, C tản mạn về “Thiền bây giờ và ở đây” (The Here & Now Meditation).

 

Kính thưa quí vị và các bạn,

Xin kính chào tái ngộ quí vị và các bạn, xin mời quí vị và các bạn cùng tham dự cuộc hội thoại của 3 anh em huynh trưởng trẻ A, B, C tản mạn về “Thiền bây giờ và ở đây” (The Here & Now Meditation).

A: Hôm nay theo như đã hứa, anh sẽ nói chuyện với các em về phương pháp Thiền bây giờ và ở đây; nhưng trước hết, anh muốn các em nói cho anh biết tại sao người ta thiền? (meditate)

C: Để tìm sự an ổn nội tâm (inner peace) để chấm dứt đau khổ, phiền não, để nâng cao tâm hồn và khí chất (to improve one’s heart and behavior), để mở mang trí tuệ (to develop wisdom)…

B: Để chứng nghiệm chân lý (to realize the Truth), để chữa trị (to heal)? để thăng tiến về phương diện tâm linh (to evolve spiritually); để đạt đến giác ngộ (to attain enlightenment)?

A: Đúng vậy, các em đã nói rất đúng về những mục đích từ nhỏ đến lớn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của việc tu thiền. Nguyên nhân của phiền não bất an là do cái tâm (mind) lăng xăng của ta; nó không ngừng chạy nhảy tứ tung, liên tục lải nhải, không phút nào ngừng nghỉ, ngay trong giấc ngủ của chúng ta.

B: Dạ, em hiểu rồi, cái tâm mình nó luôn bận rộn với những hồi tưởng về quá khứ.

C: Và những lo lắng, sợ hãi, toan tính về tương lai, phải không anh?

A: Phải đó, và nó còn dày vò chúng ta với những quan điểm và cái nhìn “méo mó” của con người vì quen phê phán, phân tích, lý luận, để dựng lên những yêu-ghét, lấy-bỏ. Từ đó mới phát sinh ganh tị, hận thù, bạo lực, v.v…

B: Như vậy làm sao Thiền có thể đương đầu với cái tâm như vậy hở anh?

A: Trước hết, mục đích chính của Thiền là làm cho cái Tâm lắng dịu xuống (“lying down” that “mind”); trong Thiền phương Ðông, người ta thường nói là “giữ cho Tâm ở cùng với Thân”.

C: Nghĩa là sao hở anh?

A: Nghĩa là tùy thuộc vào mục đích khác nhau, dùng những phương pháp tập cho tâm dừng lại (stopping), hoặc giữ tâm hoàn toàn tĩnh lặng (complete stillness), hay vắng bặt tư tưởng (absence of thoughts), hay tỉnh giác về chuyển động của tư tưởng, hay ngăn chặn sự khởi lên của tư tưởng (prevention of arising thoughts)…

B: Còn “Thiền bây giờ và ở đây” thì làm sao?

A: “Thiền bây giờ và ở đây” không chỉ có nghĩa ngồi khoanh chân lại hằng giờ; cũng không phải tham thiền hay thiền định như chư Tăng Ni… Tất cả chúng ta đều có thể thực hành một cách dễ dàng.

C: Chúng ta ngồi Thiền sau giờ lễ Phật hay trước giờ lễ Phật có phải là loại Thiền này không?

A: Đúng vậy! Chúng ta ngồi thiền với tâm bản nhiên, không mong cầu, không sợ hãi điều gì, cũng không thấy mình chứng đắc một cái gì.

B: Anh nhắc lại kỹ thuật cho chúng em đi (“here and now” meditation technique) – kỹ thuật của mức thứ nhất đó (level one technique).

A: Có 3 bước:

Bước 1, hít vào thật chậm qua mũi, thở ra bằng miệng, cảm thấy như có một làn sóng quét sạch từ đầu đến chân làm toàn thân thư giãn (relax) hoàn toàn. Mắt nhắm hay mở cũng được nhưng nhớ đừng chú mục vào đâu cả và cũng đừng tập trung tư tưởng vào bất cứ gì.

Bước 2, biết rằng “thân đang ở đây”, tâm đang đi đến vùng trái tim; để cho thân tâm thư giãn, nhất là thư giãn tất cả những cơ bắp (muscles) quanh mắt và trán dù mắt nhắm hay mở. Mơ hồ biết rằng tâm đang ngự tại vùng trái tim (vaguely know that the mind is sitting at the heart area).

Giữ nguyên trạng thái không suy nghĩ, không tập trung đó tối thiểu là 1 phút và tối đa là 30 phút. Có thể nhắm mắt lại nếu thiền lâu hơn một phút.

B: Thường anh cho chúng em ngồi 15 phút nhưng chỉ vài phút là tâm “chạy nhảy” rồi anh à!

A: Anh biết chứ! Nếu tâm bắt đầu lang thang, chúng ta lập tức im lặng nhắc nhở nó “thân đang ở đây” thì nó sẽ trở về chỗ cũ, còn chúng ta cũng thả lỏng thân tâm như lúc mới bắt đầu.

C: Còn bước thứ 3 thì sao anh?

A: B thử nhắc lại bước thứ 3 đi, chắc em còn nhớ?

B: Dạ, bước thứ 3 là hít vào một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi, thư giãn thân thể để kết thúc thời thiền tập.

A: Chúng ta có thể thiền bất cứ lúc nào chúng ta muốn: khi đi dạo, khi ngồi trên xe bus, khi sắp hàng đợi đến phiên mình, v.v… thời gian dài ngắn tùy hoàn cảnh, có thể chỉ là vài phút.

C: Mục đích để thư giãn, tinh thần bớt căng thẳng, tránh được stress phải không anh?

A: Phải rồi, nhưng mục đích chính của chúng ta là để luôn sống trong hiện tại, trong sự kiểm soát của tâm và giữ tâm tĩnh lặng và cân bằng (quân bình - equanimity) giữa cuộc đời huyên náo này.

B: Vậy hằng ngày, ta phải thường tự nhắc nhở “thân đang ở đây” thở thật sâu và giữ sự yên tĩnh trong 30 giây, sau đó trở lại công việc bình thường và giữ tâm ở vùng trái tim càng lâu càng tốt, phải không anh?

A: Đúng vậy, hãy thực tập thật tốt, thật nhuần nhuyễn bước 1 để có thể kinh nghiệm tình trạng tĩnh lặng trong một thời gian kha khá rồi mới nên qua mức thứ 2. Nhớ rằng “dục tốc bất đạt” (rushing may hinder successes).

C: Anh nói lại cho chúng em, đặc tính của Thiền “bây giờ và ở đây” là gì hở anh?

A: Đặc tính của thiền bây-giờ-và-ở-đây là không bị kiềm chế: Hành giả giữ hoàn toàn trong trạng thái không làm gì cả (inaction) không tập trung (unfocused), không chú mục (unwatchful), không kiềm chế (unrestraining) và không chú tâm (un-contemplative).

B: Lợi ích của Thiền “bây giờ và ở đây” là gì?

A: Trước hết là đơn giản và dễ thực hiện. Thứ nữa là sau khi kinh nghiệm được sự tĩnh lặng của tâm, hành giả có thể tiến xa hơn dù thực tập theo phương pháp khác cũng được.

Hơn nữa, chúng ta không thể thực hiện “thế giới hòa bình chúng sanh an lạc” nếu chúng ta không có sự bình an trong tâm hồn.

C: Phải rồi, em nhớ hôm bữa anh nói còn phải thay đổi cách nhìn của mình về những sự việc chung quanh mình sao cho “tích cực” nữa phải không?

A: Đúng vậy! Ðau khổ phiền não thật ra đến từ trong lòng ta, không phải do bên ngoài! B này, em hãy nói xem chúng ta phải thay đổi cách nhìn như thế nào trong những trường hợp nào?

B: Dạ, trước hết là phải thay đổi thói “lải nhải của tâm”. Ví dụ mẹ em rầy oan cho em một lần; nhưng em cứ nhớ hoài và lâu dần thì tưởng ngày nào mẹ em cũng la em như vậy! Ta nói tâm ta hay “lải nhải” là vậy; những lúc đó ta phải tỉnh giác kéo tâm lại cho nó biết việc ấy không có, đừng có lải nhải nữa.

A: Còn gì nữa? Bây giờ em đã nhớ chưa C? Nói tiếp đi!

C: Dạ nhớ rồi! Chúng ta thường hay dùng chữ “phải” mà không biết dùng chữ “nên”. Vì vậy, chúng ta bực tức khi mọi người không vâng lời ta, vì họ đâu có suy nghĩ giống ta! Tại sao ta “bắt buộc” họ phải đồng ý? Đó chính là nguyên nhân đem lại phiền não cho ta.

A: Còn nữa, chúng ta thường “muốn” rất nhiều mà không được toại nguyện, thế là đau khổ phiền não! Làm sao để đối trị? Chúng ta hãy cân nhắc “ta MUỐN cái này hay là CẦN cái này?” Nếu câu trả lời là “cần” hãy tiến tới, nếu câu rả lời là “muốn” thì hãy quên nó đi!

B: Hay quá! Còn nữa, hãy sống trong hiện tại! Như mẹ em, thường đau khổ vì những việc đã xảy ra trong quá khứ! Còn ba em thì trái lại, không ngừng lo lắng vì những chuyện chưa xảy ra. Như vậy ba mẹ em quên mất là họ đang sống trong hiện tại! Và sự lo lắng đau khổ của họ thật là… một bên là vô duyên, một bên là vô cớ và không thay đổi được cái gì cả, ngoại trừ tự làm khổ mình !☺!☺!

A: Các em rất giỏi, bây giờ anh đưa ra những tiêu đề sau đây, các em xem thử làm như thế nào, nghĩ như thế nào, thay đổi cách nhìn như thế nào mới là tích cực, góp phần vào việc ổn định nội tâm nha:

Tin vào nghiệp
Sự tương quan giữa người và người
Rút ra được bài học gì?
Về đúng-sai, thiện-ác v.v…
Hạnh phúc và đau khổ
Thay đổi người khác
Thay đổi hoàn cảnh
Sự tha thứ
Sự tin tưởng
v.v…

Các em có thêm vấn đề gì nữa, mình sẽ cùng nhau thảo luận trong lần họp mặt tới đây nha!

B&C: Dạ! Dạ! Tạm biệt anh!

Tâm Minh.
[Tập san Pháp Luân - số 14, tr.87, 2005]