Cuộc đời của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.

Tây Tạng đã đánh bại được lính Trung Quốc nên đức Đạt-lai Lạt-ma đã trở về Lhasa vào đầu năm 1913. Ngài ra lệnh tất cả binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng. Các tù binh Trung Quốc được khoan hồng và trở về Trung Quốc qua đường Ấn Độ theo sự yêu cầu của Anh. Đức Đạt-lai Lạt-ma tuyên bố Tây Tạng độc lập; soạn thảo và bổ sung năm chính sách quan trọng. Đầu tiên là bảo tồn truyền thống văn hóa Tây Tạng. Kế đến là tôn trọng lẫn nhau thông qua sự nhận xét về các truyền thống tôn giáo, với việc hạn chế sự dính líu của các tổ chức tôn giáo trong lĩnh vực chính trị và thương mại. Những chính sách khác bao gồm các đạo luật công bằng; cách quản lý công minh; huỷ bỏ hình phạt tử hình; chính sách phòng thủ quốc gia; cải cách và hiện đại hóa sự phân phối đất đai và thuế vụ. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã áp dụng biện pháp bảo vệ đất nước bằng cách tăng cường trang bị và hiện đại hóa cho quân đội. Ngài đã bổ nhiệm một hệ thống chính quyền ở vùng Kham, điều quân đến kiểm soát khu vực vẫn còn sự hiện diện của binh lính Trung Quốc ở gần vùng biên giới phía đông.

Với hy vọng rằng nền độc lập của Tây Tạng sẽ được thừa nhận thông qua hiệp ước, đức Đạt-lai Lạt-ma đã hối thúc các cuộc đàm phán giữa Tây Tạng, Trung Quốc và Anh. Tuy nhiên, Anh không muốn gây thù địch với chế độ mới của Trung Quốc do Sun Yat Sen cầm đầu. Tây Tạng phải đồng ý để cho Trung Quốc trên danh nghĩa làm bá chủ của các tỉnh Kham và Amdo, những vùng mà hiện nay được xem như ngoài lãnh địa của Tây Tạng. Trung Quốc đã không ký kết Hiệp định Simla vào năm 1914. Sau đó quyết định tiến vào Simla; đặt tên cho Tây Tạng là một khu vực tự trị, đó là một trở ngại cho việc Tây Tạng được công nhận là thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Sau khi đảm bảo được quyền tự trị của Tây Tạng, đức Đạt-lai Lạt-ma đã bắt tay vào việc thực hiện những sự thay đổi mà ngài đã đề xuất trong lời tuyên ngôn độc lập của mình. Như đã đề cập, ngài nỗ lực xây dựng quân đội và đã nhận ra rằng không thể dựa vào sức mạnh của ngoại bang để bảo vệ Tây Tạng được. Quân đội Tây Tạng được vận hành theo phương thức của Nhật vì phương pháp huấn luyện của Nhật được xem là có ưu thế hơn. Sau năm 1920, Tây Tạng chấp nhận định hướng của Anh trong những vấn đề quân sự. Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII cũng ra lệnh đại tu lại các cộng đồng Tự viện và các tiện nghi giáo dục cũng như các bệnh viện và các trường chuyên Y dược. Ngài còn khuyến khích việc trình diễn nghệ thuật. Ngài ra lệnh cho các thể chế chính trị bắt đầu cải tổ lại chính mình. Năm 1916, cảm thấy các sự cải cách của mình đã đi vào hoạt động; ngài đã quyết định thực hiện kỳ nhập thất dài hạn ba năm.

Để trang trải các khoảng chi phí nhằm duy trì quân đội thường trực, buộc phải xét duyệt lại hệ thống thuế vụ, các tự viện và gia đình có sở hữu những trang điền lớn - trước kia chỉ đóng thuế rất ít - giờ phải đóng đúng theo diện tích mà họ đã sở hữu. Các khu tự trị Tashi Lhunpo, khi mức thuế của họ tăng lên một cách đáng kể, đã có cảm giác rằng họ đang bị trừng phạt về vai trò của mình trong cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1910. Lúc ấy, ngài Panchen Lama, dưới sự thúc giục của các đệ tử, dường như đã cầu cạnh ân huệ từ phía Trung Quốc. Đương nhiên Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để lợi dụng vị trí và chức vụ của Panchen Lama để chống lại Đức Đạt-lai Lạt-ma. Trung Quốc đã dành chỗ cho Panchen Lama ở vị trí đứng đầu của chính quyền Tây Tạng cũng như Anh đã từng làm trong thời gian đức Đạt-lai Lạt-ma lánh nạn vào năm 1904. Và một lần nữa, Panchen Lama đã khước từ, mặc dù bên ngoài dường như ngài đã bị cám dỗ. Sự tập trung các chính sách của đức Đạt-lai Lạt-ma đã đe dọa quyền tự trị của Tashi Lhunpo. Điều này phối hợp với tham vọng bề ngoài của Panchen Lama để phát triển vai trò của mình khiến cho ông và các thuộc hạ phải lập tức rời khỏi Tây Tạng. Vào năm 1923, với ngụ ý đi du thuyết ở Trung Quốc, Panchen Lama đã không bao giờ trở về Tây Tạng nữa mặc dù các viên chức của ngài đã nỗ lực nhiều lần để thương lượng cho sự trở về của ngài. Đó là một điều thật đáng buồn vì cá nhân đức Đạt-lai Lạt-ma và Panchen Lama rất cảm kích lẫn nhau, bất cứ khi nào họ ở cùng nhau đều luôn thể hiện sự mến mộ ấy. Thậm chí đức Đạt-lai Lạt-ma còn ngăn cản các viên chức của ngài trong việc trả đũa lại Tashi Lhunpo. Sự ra đi của Panchen Lama đã chứng tỏ rằng nó thực sự gây tổn thương cho Tây Tạng.

Ngoại trừ ba năm trong giai đoạn nhập thất, đức Đạt-lai Lạt-ma đã làm việc cật lực để cải cách xã hội Tây Tạng. Bên cạnh những việc cải cách đã đề cập như trước, ngài còn triệt bỏ những tệ nạn của hành vi quản lý hối lộ trong Lễ hội Đại cầu nguyện, điều mà đã khiến cho mọi người phải tránh xa lễ hội này. Ngài đã đích thân giám sát các kỳ thi tốt nghiệp cấp Geshe (Tiến sĩ); điều này cũng đã từng là chủ đề của sự hối lộ và mua chuộc. Ngài đã khôi phục lại những ngôi chùa cổ kính nhất của Tây Tạng cũng như trùng tu các hệ thống chùa chiền khác kể cả các công trình nghệ thuật của các tự viện. Ngài đã có những bản xuất bản mới của bộ sưu tập kinh điển Tây Tạng và cho in ấn Đại tạng Kinh. Trong quá trình đó, ngài đã cách chức vị Tổng biên tập khi phát hiện ra rằng có một số sự phiên dịch và giải thích đã xuyên tạc biên tập viên của chùa Drepung. Ngài đã đích thân hoàn thành tất cả các công việc. Ngài đã xử phạt các viên chức Tăng sĩ khi phát hiện ra rằng họ đã áp chế những người làm thuê trong các trang điền của chùa. Ngài đã siết chặt các kỷ luật thiền môn và hạn chế sự lan tỏa những ảnh hưởng của thiền môn trong bộ máy chính quyền. Trong lúc những việc làm này đã được hầu hết các Tự viện nhận thức và hưởng ứng (vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho họ tập trung vào những vấn đề tâm linh) - thì lại có rất nhiều sự phản đối về việc cải cách của đức Đạt-lai Lạt-ma đến nỗi ngài buộc phải giảm tốc độ của tiến trình cải cách. Theo Richardson thì chỉ đơn giản là ngài đã tiến chuyển quá nhanh so với quan điểm của nhân dân Tây Tạng.

Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nỗ lực tận dụng những cơ hội sẵn có bằng cách tiếp xúc với thế giới hiện đại để hiện đại hóa Tây Tạng. Dưới sức ép liên tục từ các cơ sở tự viện cho thấy có một chút ích lợi từ sự tác động của Anh kể cả sự thất bại của Anh trong việc kìm chân Trung Quốc. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã chấp nhận những sự cách tân này - một việc làm mà hầu như trái với những kỷ luật của thiền môn. Thật ra, những nỗ lực của đức Đạt-lai Lạt-ma trong việc hiện đại hóa đã có sự sắp đặt trước với ý định đưa Tây Tạng đến một vị trí mà nó có thể giữ vững được lập trường của mình đồng thời cũng duy trì được trạng thái cân bằng giữa những thế lực cường bạo của các nước láng giềng.

Malik cho rằng Đạt-lai Lạt-ma đã đưa phương pháp tiếp cận thực tế vào trong những hoàn cảnh chính trị mà Tây Tạng đã phải đương đầu. Ngài là một con người hành động. Người ta cho rằng ngài có những sức mạnh thần kỳ và những năng lực huyền bí, điều mà ngài đã biểu lộ ra bên ngoài vào một dịp khi ngài đang quan sát một số Tăng sĩ đã cử hành nghi lễ không đúng cách trong Lễ hội Đại cầu nguyện, ngài đã giậm lên chân của vị ấy để cho họ phải chú tâm vào những nghi thức của mình. Một dấu chân của đức Đạt-lai Lạt-ma hiện vẫn còn lưu lại trên hành lang bằng đá của chùa Jokang. (Malik, Dalai Lamas of Tibet, p.48, Bell, Portrait of the Dalai Lama, p.169, 296-297)

Đức Đạt-lai Lạt-ma đã cống hiến suốt thập niên cuối cùng của cuộc đời mình cho những nhiệm vụ trọng yếu của một bậc Đạo sư: thuyết pháp, giảng dạy, thảo luận về triết lý, sáng tác, soạn thảo những chuyên đề tâm linh. Ngài đã duy trì không mệt mỏi cho sự phục hồi, thăng hoa và phát triển của nền văn hóa Tây Tạng. Ngài có thể giữ không cho Trung Quốc tiếp cận khi ngài hy vọng thay đổi những quan điểm của Anh. Quần chúng đã vô cùng ngưỡng mộ ngài về lập trường không nhượng bộ đối với những hành vi hối lộ được minh họa bằng những thái độ hết sức khắt khe đối với các viên chức của ngài. Do vậy, ngài được gọi là “Vị thứ XIII Vĩ Đại”. Ngài đã cải hóa được rất nhiều người có liên quan đến các lĩnh vực như giáo dục, y học, luật pháp và điều hành chính sự; đóng một vai trò hết sức năng động trong công cuộc cải cách về những lĩnh vực này. Vì vậy ngài luôn được thỉnh ý về những vấn đề gì cần nên xúc tiến thêm… Vào năm 1932, vị thần tiên tri Nechung đã cảnh báo là sẽ có những điều nguy hiểm đối với sự sống của ngài.

Trong chúc thư cuối cùng của mình, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII đã xem xét lại cuộc đời và những việc làm của ngài. Ngài đã cảnh báo cho dân Tây Tạng rằng chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách rất bất lợi đối với Tây Tạng và họ có ác cảm đối với tôn giáo. Ngài tiên đoán rằng Tây Tạng và nền văn hóa Tây Tạng sẽ bị hủy diệt nếu không lập tức tiến hành các biện pháp hiện đại hóa và tăng cường vũ trang quân đội. Sau đó, ngài nói rằng không còn bao lâu nữa ngài sẽ viên tịch. Những lời của ngài đã trở thành lời tiên tri vì hầu hết những gì ngài tiên đoán trong chúc thư này đều xảy ra đúng như dự đoán, kể cả về cái chết của ngài do bệnh tật vào một năm sau đó - 1933.

Bell phỏng đoán rằng đức Đạt-lai Lạt-ma qua đời là do làm việc quá sức. Một giả thuyết của Tây Tạng thì cho rằng ngài đã chọn cái chết để cho tái sinh của ngài có đủ sức mạnh cường tráng của tuổi trẻ khi Trung Quốc gieo rắc sự chết chóc và hiểm họa lan tràn trên đất nước Tây Tạng. Dù với bất cứ trường hợp nào đi chăng nữa thì ngài vẫn luôn luôn được tưởng niệm như một nhà hoạt động không mỏi mệt vì hạnh phúc và lợi lạc của nhân dân Tây Tạng và của Phật giáo. Đức Đạt-lai Lạt-ma hiện tại (thứ XIV), khi nhớ lại những thành tựu của ngài Thứ XIII Vĩ Đại, đã đề cập rằng tiền thân của ngài đã cải thiện mức sống của dân tộc, tổ chức lại đội ngũ quân đội, gởi học sinh đi du học nước ngoài, thiết lập các ngành điện lực và công nghiệp, đưa vào hoạt động các ngành bưu điện và bưu chính viễn thông, thay đổi chương trình giảng dạy của truyền thống Gelugpa và ký kết hàng loạt các hiệp định quốc tế. Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV cũng nói về thời gian khi ngài thứ XIII Vĩ Đại trên đường từ Trung Quốc trở về đã dừng lại ở làng Taktser và có để ý đến vẻ đẹp của ngôi nhà - nơi mà đức Đạt-lai Lạt-ma hiện tại (thứ XIV) chào đời. Sau một thời thiền định, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII nói rằng ngài sẽ trở lại vùng này. Để lại phía sau đôi giày ủng bên cạnh ngôi chùa, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII Vĩ Đại đã cưỡi ngựa đi về hướng Lhasa… dụi bao lần vẫn mất bóng quê hương...

Chú thích:
1. Richardson, Tibet and It’s History, p.131.
2 Malik, Dalai Lama of Tibet, p.55.
3. Bell, Portrait of the Dalai Lama, p.388. 
4. The Fourteen Dalai Lama, My land and My People, 1962, p.73.

Biển Xanh
[Tập san Pháp Luân - số 48, tr.48, 2007]