Trang 2 / 2
THẾ GIỚI THỊ QUAN
(Perception)
Như ta vừa đề cập, nhãn quang được Bát-nhã tâm kinh tuyên dạy trước tiên trong năm uẩn và sự kiện này cho ta biết rằng, “ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh” và rằng, “Quán Âm” là “Quán” trong độ rung của âm thanh qua sự truyền tải của ánh sáng. Thế thì, thế giới của Perception hay thế giới của tác dụng tri giác sẽ được nghiên cứu trên các thành quả của khoa học đương đại, tức là sự nghiên cứu về cái thấy đem lại tác dụng nhận thức của loài người đối với vạn hữu như thế nào và “cái thấy” này tại sao, con người “thấy” khác hơn là loài vật hay các loại vô tình, khi chúng “thấy” bằng khả năng bẩm sinh, chẳng hạn, các loài hoa thụ phấn bằng các tuyến “xúc” nhiều hơn là “nhãn căn”, cái thấy của loài rắn tinh xảo hơn cái thấy con người trong môi trường nhiều bức xạ của các tia hồng ngoại…như ta được luận bản Câu-xá của Thế thân tuyên giảng. Tuy nhiên cái thấy này trong minh chứng của khoa học, so ra có đôi chút sai biệt với một vài lý giải của tôn giả Thế thân.
Perception là gì?
Perception sinh ra từ ngôn ngữ hình con niêm (cuneiform) của triều đại Babylon trong thành phố Babel, được người Pháp sơ kỳ sử dụng đầu tiên- một loại ngôn ngữ vốn đã là cái nôi của bảng chữ cái loài người và cũng là cái nôi của tiếng Phạn – trong tiếng Latin, perception là indicium postulare: nhận ra được dấu vết. Cách hiểu của tiếng Latin hệt như La thập đã hiểu samjña của tiếng Phạn và ông đã dịch nó là tướng – thay vì là tưởng như ngài Huyền tráng - trong bản kinh Kim Cang, như vậy, theo La thập, perception là sự hay cách nhận thức bằng thông tin của ký hiệu. Nói cách khác, chính các ký hiệu ẩn tàng trong tâm thức (vì một nhân duyên hay một đại sự nhân duyên nào đó) mà nó xuất hiện và nhờ thế người ta có thể khám phá được hệ di truyền của nhân loại và trên hết là giải mã các ký hiệu cùa luân hồi qua nhiều học khoa: triết học, phân tâm học, di truyền, ngôn ngữ học và các mô thức cao cấp của toán và hình học. Sự biểu hiện của Tâm và Thức là một sự kiện mầu nhiệm; thâm chí ngay cả những biểu hiện phi đạo đức và các tội chướng cũng vẫn là những thông tin “tối thượng”. Ít ra, từ đó ta có thể lý giải được đôi phần “những tin tức của Niết-bàn phi luận chứng”; sự lý giải này được minh dụ trong bảy bước chân của Phật lúc Ngài hiện thân. Sau này, bảy bước chân của Ngài được Khổng minh “chế” thành Thất tinh bộ pháp trong thuật hành binh. Thật vậy, nhận thức là nhận thức mang nét nối kết bằng tính xây dựng của hình như ta biết từ thuật ngữ vikalpa của Phật giáo. Trong khi đó ở tiếng Hy-Lạp, thì perception là antilēpsē (αντιληψη), thuật ngữ này cho ta biết rằng perception là căn hay nền tảng của nhận thức (organs of knowledge - thức căn), nghĩa là – anti, mặt trái; lēpsē, tiếp nhận - tiếp nhận từ mặt trái của hình ảnh tức là sự nhận thức vậy. Perception trong tiếng Do Thái là yodia, tức là ý hướng tính trong triết học. Hầu hết những loại ngôn ngữ thể hiện tư duy hoặc nhận thức của loài người trong thuở sơ khai, đều thể hiện bằng hình tượng, như tiếng Hoa, tiếng Ai Cập và các loại ngôn ngữ hình con niêm như đã đề cập; mãi đến thời kỳ phát triển của ngôn ngữ hình cánh cung hay ngôn ngữ hình tròn, thì người ta mới có chữ viết như hiện giờ ta đang sử dụng. Do vậy, nhận thức của con người luôn dựa trên các hình ảnh, chính xác là trên các tập khí và do các tập khí này cộng cùng các quan năng khác đưa tới các Di truyền sai biệt; một cách nào đó, Phật dạy đấy là Nghiệp. Nghiệp và tính sáng tạo của nó. Như vậy thì, khi báo thân này chấm dứt, tâm thức chấm dứt, thì các hình ảnh “vô tung” ấy sẽ ráp lại theo “ý hướng tính” để tạo nên một đời khác hoặc vô lượng đời khác trong chuỗi đời của chúng ta. Sự lấp ráp các hình ảnh này, làm cho ta “tưởng – samjña” – nguyên nghĩa của chữ tưởng là sự hiểu biết về mặt sau của một hình ảnh, chính xác là cộng tri; đến độ Kant lầm lộn cho cái mặt sau này là: tiên thiên kinh nghiệm - rằng có một “cái ngã”, một “linh hồn”, một “đấng sáng tạo” nào đó thật sự tồn tại; hoá ra nó chỉ là hình ảnh của một trò chơi “game” mà thôi. Khi nào các hình này, các loại ký hiệu ngôn ngữ này được chấm dứt do công phu thiền định của một hành giả nào đó trong Phật giáo, thì khi đó sự tái sinh được chấm dứt, người ta gọi vị đó là Phật hay Bồ tát; một vị mà, “tiến trình bất thoái chuyển” y trên “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành tịch diệt” đã được hoàn thiện. Ở đây, ý nghĩa “do không mà các pháp dĩ thành” là như vậy, hệt như toàn bộ những thiên hà hay các vì sao đều nương trên hư không mà tồn tại. Tóm lại, sự tồn tại của thế giới khách quan chỉ là sự tồn tại như huyễn và sự tồn tại của thế giới nội tại hay thế giới tâm cũng chỉ là những giấc mơ - cả hai đều bất thực, nhưng tràn đầy tính sáng tạo và, chúng chính là những thế giới dùng để trang nghiêm cho trí và bi; vậy, sự liên hệ giữa Niết-bàn và thế giới ảo là một liên hệ bất khả phân - ở đây là sinh tử khổ đau, ở kia là hạnh phúc an vui tự tại. Cách liên hệ giữa bờ bên kia và bờ bên này, là một liên hệ tuyệt đối, như sự liên hệ giữa Thánh đế và Tục đế vậy.
Năng lực tạo hình của nghiệp luôn tồn tại, các phương thức ghép chữ thành ngôn của nó vẫn luôn tồn tại, vậy thì, chúng chẳng phải tuân theo một quy luật nhất định nào, kể cả quy luật “ba thời” như học phái Nhất thiết hữu bộ đã cho. Bởi vì, khi đủ nhân duyên thì hình-ngôn hiện và thế giới hiện và ngược lại, bởi vì, khi nó tuân theo một quy luật tất yếu như “nhân quả ba đời”, thì người ta cũng có thể hiểu và điều trị nó bằng “thiền phân tách” và thế thì tấm gương tánh không hay sự trực giác các pháp sẽ không hay có một giá trị rất yếu; thậm chí giá trị của trí Bát nhã sẽ không còn là vai trò quyết định đi tới Niết bàn và rồi các cực đoan của luận giải sẽ tiếp bước theo sau, biến sự vận hành tâm bằng sự vận hành của lý luận và triết học. Do vậy mà Huệ Năng được tán dương hơn Thần Tú. Không may, trạng thái trực tri các pháp bị biến thành các tình trạng vô kỷ luật trong những khuynh hướng “thiền” đương đại, được Tây phương ca tụng, đến độ mà E. Conze đã kịch liệt phê phán ở chương “Sự phát triển của tư tưởng Bát-nhã” trong tác phẩm “Ba mươi năm học Phật” của ông, thực tế là ông phê luận D.T. Suzuki - một nhân vật có đại công đưa Phật giáo vào Tây phương - trong cái cách mà ở đó sự tự do quy ngã biến tướng trên duyên xứ đức tin Ky-Tô đang băng hoại vào các thập kỷ cuối của thế kỷ 20, biến tướng thành loại tự do quy ngã mới như phong trào híp-pi mà ta đã được biết.
Như ta nói, cơ cấu của nghiệp không bị thời tính chi phối, cái mà ta thấy một thành quả nào đó, thực chất chỉ là cái thấy do “ánh sáng” và các khung khái niệm; thế thì cái thấy của ta không thể không lấy ánh sáng làm duyên và sự hiểu biết của ta không thể không dựa trên xúc và các sát-na cận cảnh, nhất là thế giới ngữ ngôn cũng như những chu kỳ của chúng – mà ta hay gọi các chu kỳ ấy là: cú pháp; tức là sự hoạt động có quy luật của ngữ ngôn. Trong tiếng Hy Lạp, cú pháp là syntatteine, nghĩa “xếp hay bố trí thành đội ngủ”; thế thì trong những hình ảnh hỗn mang chứa trong tâm ta, chúng có cái tự biết cách ráp lại để tạo nên thế giới và trên hết là thế giới ngôn ngữ; cái tự biết trong hỗn độn này, chính là lý Duy Thức. Ta có thể biết thế giới, có nghĩa là ta có thể biết sự cấu trúc và những cống hiến của ngôn ngữ, nhưng ta không thể biết do đâu, nói chính xác hơn, nghiệp vì sao mà có thể làm nên thế giới - trừ phi là chư Phật mười phương.
Sự tương quan giữa ngôn ngữ với hình ảnh hay sự vật là sự liên quan song đối. Có khi, hình hiện thì ngữ diệt; có khi ngữ hiện thì hình diệt; có khi cả hai đồng hiện và đồng diệt tạo thành những cảnh trí vô ký, thậm chí thành cảnh trí hư vô hoá trong tri thức. Tri thức của ta, có khả năng suy tận đến cả ba cảnh giới này. Thực chất, sự suy luận ấy cũng chỉ là chất liệu của ba cấu trúc ấy. Tuy nhiên muốn rút ra từ các cơ chế ấy thành “chân ngôn”, thì người ta cần đến sự can thiệp của sự nhẫn nại, trầm tư và các quy luật hạn chế cách phát triển chưa được tái xây dựng của những thế giới hình, tức là tạo vùng cấm đối với tính lây lan của năm uẩn. Như ta nói, ngôn ngữ sơ khai của nhân loại là một loại ngôn ngữ hình con niêm(1), biểu tượng như là mũi tên có thể quay đa hướng theo trục thẳng hay chiều trực cảm (←↓↑↕→←) - Chữ a thuở đầu tiên trong hệ thống ngôn ngữ của Ba Tư Cổ đại (Old Persian), tập hợp bằng bốn hình con niêm () chữ i là hai hình nêm dưới và hai hình nêm trên (), còn chữ u thì con nêm đầu bên dưới bị biến hình () có hình con nêm a thống ngự bên trên. Người ta hay nói rằng, người xưa tư duy bằng trực cảm, nghĩa là sự vật được trực tiếp quán sát, do vậy, ngôn ngữ biểu đạt là loại ngôn ngữ nhọn - thời kỳ Chánh Pháp. Đến thời kỳ Trung đại, thì chữ viết được viết theo hình tròn (turnic), đại diện chủ yếu là chữ viết của người Hy Lạp. Tại sao? Bởi vì lúc bây giờ tư duy của con người thuần tuý là tư duy trên tập khí, tức là mỗi một sát na, giờ đây chứa nhóm ít nhất vài trăm dữ liệu - sự vật được quán sát bằng các mã và những ký ức tập hợp hay triết học – kinh Phật dạy đây là thời kỳ Tượng Pháp - thời kỳ này mọi nguyên lý được dựng nên bằng các học thuyết và những phạm trù dụ cho lũ người mù rờ chân voi, có nghĩa là cái biết vẫn còn trung thực cho dầu bị hình chi phối, nhưng tính vẫn còn trong sáng [không như thời Mạt pháp, hình và tính đều biến thái hoàn toàn]; và một khái niệm nào đó được người ta thừa nhận, thì khái niệm ấy phải đặt trên cơ sở lý luận có kinh nghiệm hay có những hình ảnh của quá khứ can thiệp. Kinh nghiệm, giờ đây trở thành chứng lý và “đức tin” của mọi con người - một nhà tù hay các rừng khái niệm được phát sinh, chiếm toàn bộ tri giác trực quan siêu nghiệm của chúng ta; tầm nguy hiểm của nhận thức có kinh nghiệm, chính xác là có sự chỉ huy của cái ngã do duyên tích luỹ đã biến vạn hữu tự nhiên thành các phạm trù quy vào cái ngã đó, cho dù được bào chữa bằng bất cứ hình thái thực nghiệm nào, thì sự vật khi bị quét bởi các hình ảnh của nhận thức, thì sự vật đã không còn tồn tại dưới dạng khôi nguyên – nó được chỉ định bằng vô số từ loại – tuy nhiên, khi bị quét bởi các hình ảnh này, thì dù sự vật có cởi thoát được lớp áo của ngôn ngữ đi nữa, thì nó cũng chỉ là hình thái biết di động chập chùng của quá khứ mà thôi. Quả này làm nhân, nhân kia làm quả.
Thật vậy, sự vận hành của tâm là sự vận hành của nhân quả dưới cách chi phối của ngôn ngữ ba thời. Chu kỳ bị quét bằng các hình từ nhận thức làm duyên đưa tới thời kỳ Mạt Pháp, tức là thời kỳ mà thị quan con người bị chi phối bởi sóng bức xạ.
Chư Phật mười phương được trang nghiêm bằng ánh sáng còn chúng sinh thì sống nhờ vào ánh sáng của hệ thống thái dương. Nếu không có hệ ánh sáng này, thì thế giới chúng sinh sẽ là thế giới của tối tăm và băng giá và nhận thức của chúng ta trở nên đui mù, thui chột, thậm chí chúng ta cũng sẽ không có bất cứ một khả năng nhận thức nào cả. Đây là, như đã nói, một thế giới của nhận thức và được nhận thức để làm đầy kho dữ liệu của ta bằng các thông tin và những sự kiện, thông qua cấu trúc của con mắt. R. Blake và R. Sekuler cho rằng, “Tri giác thị quan đưa ta tiếp xúc với thế giới mà ta sống trong đó, nó đúc thành tri thức của ta về nó và do vậy, tri thức là một quan năng hay một năng lực. Những may rũi trong cuộc đời của ta sẽ được cải thiện một cách đáng kể, nếu như ta có thể khám phá được các đối tượng và những dữ kiện trong môi trường sống của mình và rồi, nếu như ta phân biệt được sự an toàn từ trong nguy hiểm, thì ta có thể đạt được nguyện ước từ trong khổ đau. Khi biết được thế giới của mình, thì điều đó cho phép chúng ta dự tri được các nghiệp báo của mình (consequences of our actions), một kỷ năng phẩm định hay một phương tiện thiện xảo xử lý thế giới vô thường này.”
Theo R. Blake và R. Sekuler, perception là một tiến trình sinh vật học (biological process). Một nhà tù vĩ đại mà chúng ta đeo mang là hệ thống não bộ, nó giam giữ và sinh hoá mọi tù nhân trong đó - thế giới sinh thành hoại diệt, được sinh ra từ hệ thống ngục tù sinh vật này dưới sự chi phối của tâm hành và ngôn ngữ. Vernon Mountcastle, nhà khoa học não bộ nổi tiếng nói rằng, “khi xuất sinh từ nó [nhà tù não bộ của chính mình], thì hàng triệu mô thần kinh vi tuyến được kích phát theo một khuynh hướng thống nhất biến thế giới quanh ta thành thế giới biểu tượng qua các trạng thái mạnh mẽ: độ nóng, ánh sáng, năng lực và sự cấu tạo hóa học. Đây là tất cả những gì mà chúng ta từng tri nhận trực tiếp về nó; mọi cách khác vẫn là sự kết luận hợp lý.) (1975, p. 131). Với ý niệm có thực nghiệm này, R. Blake và R. Sekuler, cho ta một mô hình căn, cảnh và thức như sau:
Qua minh họa, ta thấy, tính cơ động (motor activity) là bộ phận chủ yếu để ghi hình hay tạo ấn tượng - chủ thể nhận thức liên hệ đến đối tượng nội và ngoại giới đứng trên hai đầu của căn, não bộ và các cơ theo các trục mã hình học thẳng (các trục tung, hoành) - sự tương quan giữa chủ thể nhận thức với đối tượng ngoại và nội giới được diễn sinh bằng hình cầu và đúng như Moshey nói: tư duy con người là tư duy hình cánh cung như tự hình ψ(psy) của tiếng Hy Lạp. Chính thế giới sắc của tư duy này đã tạo nên hình hài - hoạt động của chúng ta và nó cũng là đạo trình đưa đến sinh tử hay Niết-bàn.
Theo Mouncastle, thì chỉ các mô thần kinh cảm quan này mới là tuyến môi sinh dẫn ta đến thế giới ngoại tại; chúng đơn thuần cho ta các kênh thông tin chung về hiện thực (they alone represent our communication channels to reality); nếu các dữ kiện môi sinh (environmental events) rớt bên ngoài lãnh vực các kênh cảm quan này, thì ta không thể nào trực nhận được những dữ kiện ấy. Thế thì, tính năng cơ động của tâm phải có một lực hút (ái kiến - tham) và lực đẩy (phiền não - sân) để tạo nên các chu kỳ cảm thọ tiếp theo – tích và tiêu cực - và cuối cùng là “dựng nên đại nghiệp” cho một kiếp đời, cho vô lượng kiếp đời. Để tiêu diệt chu kỳ này, thì giới, định, tuệ trong Phật giáo mới thật sự thể hiện ý nghĩa “kỷ thuật” của mình là đưa người ta vào trạng thái định diệt thọ tưởng và bấy giờ, sự vật được trả lại bản lai diện mục của mình như nó vốn đã là. Vậy, giá trị Niết bàn là giá trị của sinh thái học, bởi vì “Phật là Phật đã thành, còn chúng sinh là Phật sẽ thành” và giá trị của Bồ tát nguyện là “khi nào nhất thiết chúng sinh thành Phật, thì Bồ tát mới thành Phật”.
Khả năng thấy được cái vô hình (seeing the invisible - thấy được vô hình)
Chính khả năng nhìn thấy vô hình (invisible) của perception, khiến cho con người vượt lên trên số phận hay nghiệp của mình để sáng tạo và cống hiến, để có khả năng lãnh thọ giáo pháp Phật và thành Phật. Khả năng này, đôi khi được hiểu là “chứng tự chứng phần”, ở cảnh giới thế trí, chính là những tư duy siêu hình, những đầu tư khoa học, triết học, toán học và các tuyến tính siêu hình (đại số học trừu tượng)…đưa loài người thăm dò vũ trụ bằng các hành trình đúng và dự tri chính xác các cảnh giới sinh thực ở lòng đại dương và trên hết là suy nghiệm được trọn vẹn Niết bàn chư Phật. Nghĩa rằng, ngay thế giới dục vọng này vẫn là thế giới siêu hình đầy sáng tạo. Chính cái thấy vô hình này, khiến cho ta có thể tạo dấu ấn trí – bi trên tất cả Pháp và kiến tạo các thế giới bằng ước nguyện.
Ngạn ngữ Hoa Kỳ có câu: “khi nhìn vào con mắt, người ta thấy trong đó có thêm nhiều thế giới hơn – there’s more to the world than meets the eye.” Thật thế, bởi vì thế giới chúng ta ngày nay đã bị lực của sóng bức xạ lấp đầy, đến độ nó đã hoàn toàn trôi giạt ra ngoài vùng thị quan của chúng ta. Cái thấy của ta giờ đây, trên mặt cơ bản, hầu hết đều bị các tia hồng ngoại (infrared) chi phối. Hình thái bức xạ này thường được nhận ra bằng hơi nóng, bao gồm thân nhiệt của các loài động vật, nó như là hơi ấm của da; loài rắn có quan năng đặc biệt nhận ra trạng thái đó hơn là con người, nghĩa là mắt con người kém độ nhạy cảm đối với tia hồng ngoại, lũ cá hồi có một ma lực sinh học nơi đầu của chúng để chúng có thể nhận ra sức hấp dẫn của trường điện từ địa cầu, loài ngựa vằn tìm được con cái nhờ vào tia cực tím (ultraviolet)… Nói chung, mọi loài thú sống không có “môi trường” đơn phương. Những bộ phận của các loài khác nhau tương tác với thế giới vật lý của chúng trong những cách khiến cho các nhu cầu và khả tính thuần tuý của chính chúng được phản ảnh – cộng và biệt nghiệp trong hệ sinh thái của Như Lai. Nói cách khác, một Phật độ là một hệ sinh thái của cõi Phật ấy. Khi chúng ta niệm Phật, có nghĩa là ta tạo các sóng siêu âm duyên khởi với cảnh giới đặc biệt ấy.
Bởi vì, con mắt loài người không nhạy cảm với các tia hồng ngoại, cho nên sự vật sẽ được quan sát một cách thông thường, vô cảm, nếu như không có sự tham gia của thọ - thọ là một bộ phận trong vùng perception - dẫn đến các tưởng tượng gần đúng như là các thế giới của những tạo vật sai biệt với loài người. Do vậy, năm uẩn đều có chung một trường perception đưa đến các cảnh giới phi phi tưởng. Tuy con mắt là quan trọng đối với con người, thế nhưng hình ảnh nó ghi nhận và lưu giữ, mới thật sự quan trọng; nó là đường dẫn của perception chủ quan của chúng ta. Tuy nó chỉ có thể thấy hình và hiển sắc, qua ba hình thái: vỏ bọc như sớ vải để bảo vệ nhãn cầu (fibrous tunic), vỏ bọc có mạch (vascular tunic) nuôi dưỡng nhãn cầu và sau hết là võng mạc (retina) dò tìm, lưu trữ ánh sáng và định hướng thông tin từ não bằng các vi tuyến thần kinh làm nhiệm vụ truyền tải; (riêng loài thú, cấu trúc con mắt có khác, chẳng hạn, con mắt của loài ong được cấu trúc bằng hàng ngàn thấu kính (lens) như camera, mỗi thấu kính này hướng đến vùng ánh sáng được chứa nhóm trong các khoang cảm quan ánh sáng của chúng. những tia trong hệ thống thấu kính cực vi này được “đóng gói” trong con mắt có đơn tử cực rộng, đôi khi đơn tử cực rộng này liên hệ đến cái nghe của tạo vật ấy. Do vậy, cơ cấu nghe - thấy đó hoàn toàn sai biệt với cơ cấu thấy của con người; cho nên, loài ong có khả năng vừa thấy vừa nghe và “chụp hình” chính xác các đối tượng sở dục của chúng. Song, các đối tượng sở dục của tạo vật được hạn chế trong sở dục của chúng, còn con người cần phải có những kỷ luật để hạn chế tính lây lan của ngủ uẩn, bởi vì ngủ uẩn có chung một trường perception với cầu nối của thọ hay cái biết của cảm thọ - con người tạo ác và hành thiện nhiều hơn loài vật và trở thành loài vật theo cách định hướng ấy; để rồi sở dục của tạo vật đó bị hạn chế khác hơn loài người. Nếu không có cái “dị thục sinh hay chân dị thục” này, thì thú vật tàn ác gấp trăm lần con người và con người thì cứ “ngu” hàng triệu kiếp, tính theo hệ luỹ thừa mười của Phật giáo). Tuy nhiên, cái gì khiến cho ta “mở mắt khi chào đời” ? Nếu như không có sự thúc đẩy của thế giới bên trong ? Vũ trụ này, theo các nhà vật lý, là vũ trụ do chính ta tạo ra. Thế thì, chỉ có những thế giới chân thật, phải được tìm thấy từ bên trong, sau khi những ám ảnh sinh học được loại bỏ.
Các tuyến tri giác của cách định hướng hành vi làm phát sinh sự tương phản có chủ ý giữa các cảm quan khác, chẳng hạn xúc và vị giác cần phải xúc chạm trực tiếp giữa sự nhận biết và nguồn kích thích; do sự giới hạn này, nên xúc và vị giác có thể được cho là những quan năng cận cảm (near sense). Trên mặt hiệu quả, thì vị giác cũng là một quan năng cận cảm, ít ra là đối với con người. Tuy nhiên với con người, thấy và nghe có thể được cho là các quan năng xa hay là hệ thống viễn quan. Hệ thống viễn quan này, làm xúc tiết ra nước bọt khi nghe nói đến me chua, đánh thức yếu tính vị giác khi nghe nói đến đồ “chiên, nướng” hay một cái gì đó mà người ta vốn thèm muốn. Năm uẩn đều tương quan đến dục dẫn đến các vùng ý thức ngoại sinh làm người ta có cảm tưởng là “thế giới ngoại tại có linh hồn”, người ta đã quy cảnh hay đối tượng vật chất là chủ thể để phát sinh nhận thức. Tuy nhiên, hầu hết đều do cảnh của tâm và các lực định hướng của hình ảnh hành vi trong đó tạo tác.
Tư duy là tư duy hình cánh cung, còn nghiệp lực là lực định hướng thẳng như hình con nêm, xâu thời gian lại thành ba thời khi phân tích; theo Kant, thì thực tế không có thời gian nào tồn tại ngoài tâm tưởng.
Chú Thích:
1(1) Thế thì, tiếng Ba Tư cổ đại chỉ có ba nguyên âm và hình thái này chi phối cho Phạn văn. Như ta biết Phạn văn chỉ có ba nguyên âm; những chữ còn lại được gọi là nguyên âm thực ra chỉ là cách phát âm kéo dài hay là cách biến hình khi hai hoặc ba nguyên âm tiếp chạm trên cơ sở của a, i và u; và người ta cho rằng Phạn văn sinh ra từ tiếng Ba Tư cổ. Quan niệm có thể hợp lý theo những bước khảo sát dưới đây:
Tướng hay hình thể của những nguyên âm (vowel signs)
a (ā) i (ī, e, ē, ai) u (ū, o, ō)
Hình thể của các phụ âm đứng riêng với các nguyên âm:
p
Nghiệp: khoa học kỹ thuật và luật hấp dẫn thiện ác của tâm thức - Phần 1
Typography
- Smaller Small Medium Big Bigger
- Default Helvetica Segoe Georgia Times
- Reading Mode