Phiên bản kinh điển điện tử Phật giáo mới nhất giúp tra cứu ngôn ngữ Pali dễ dàng

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Phiên bản đầu tiên của chương trình này được công bố vào 1991, nhưng chưa hoàn chỉnh. Ông ta cũng cho mọi người biết thêm về phiên bản mới nhất này có nhiều chức năng tra cứu từ ngữ bằng tiếng Pali hơn vì nhóm lập trình viên đã nhập thêm nội dung của 200 quyển kinh Phật giáo vào cơ sở dữ liệu.

 

Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Đại học Mahidol và Đại học Phật giáo Mahamakut ở Bangkok, Thái Lan, vào ngày 9/12/2007 vừa qua đã công bố một phần mềm mới cho phép người sử dụng có thể tra cứu từ ngữ Pali chuyên ngành trong 200 bài kinh Phật giáo dễ dàng.

Ông Suchai Tangwongsant, người trực tiếp chỉ đạo dự án điện tử hóa cho biết rằng, phiên bản kinh Phật điện tử hóa thứ 6 dành cho hệ điều hành Windows được gọi là “BUDSIR 6” này sẽ giúp những ai muốn học hỏi và nghiên cứu kinh Phật bằng tiếng Pali trở nên dễ dàng hơn. Qua phiên bản này, quý vị chỉ cần nhập từ ngữ Pali và nhấp chuột thì sẽ có câu trả lời tức khắc.

Phiên bản đầu tiên của chương trình này được công bố vào 1991, nhưng chưa hoàn chỉnh. Ông ta cũng cho mọi người biết thêm về phiên bản mới nhất này có nhiều chức năng tra cứu từ ngữ bằng tiếng Pali hơn vì nhóm lập trình viên đã nhập thêm nội dung của 200 quyển kinh Phật giáo vào cơ sở dữ liệu.

Người sử dụng có thể chọn 8 ngôn ngữ như Sanskrit, Sinhalese, Miến Điện, Khmer, Lanna, Lào, Anh và Thái để tra cứu. Người tra cứu còn có thể mở hơn 20 trang kinh cùng một lúc và chúng cũng có thể liên kết với nhau. Nếu người sử dụng muốn biết nghĩa của một từ nào đó bằng tiếng Thái hoặc tiếng Anh, họ chỉ cần nhấp chuột vào từ đó thì chương trình sẽ tự đưa ra định nghĩa.

Ông Supachai cho biết thêm, đại học Mahidol đã cung cấp 2500 đĩa CD phần mềm cho các trường Phật học. Sắp tới phiên bản điện tử hóa này sẽ được ứng dụng trong các trường Phật học khắp nơi trên thế giới nhằm giúp những người chưa biết tiếng Pali sử dụng dễ dàng hơn trong việc tra cứu cũng như giúp đỡ nhiều hơn trong công việc dịch thuật.

Bảo Nhi tổng hợp
[Tập san Pháp Luân - số 47, tr.95, 2007]