Nhìn lại Phật đản DL.2008, suy nghĩ và hy vọng

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Bài viết này giới hạn ở khía cạnh hình thức của cuộc lễ và chắc chắn không khái quát được hết, vì người viết chỉ được tham dự một số hoạt động ở phạm vi TP.HCM, và lấy thông tin qua truyền hình báo in và mạng internet. Chỉ mong ghi lại một số suy nghĩ góp phần cho việc tổ chức lễ Phật đản những năm sau thành công hơn nữa.


Cờ: nét nổi bật

Chưa bao giờ, từ hơn 30 năm nay, cờ Phật giáo lại bay rợp trời thành phố Huế, Sài Gòn,… như vào tháng 5 năm 2008 trong dịp kỷ niệm Phật đản này. Nhưng đáng ghi nhận hơn cả là hình ảnh cờ Phật giáo năm sắc phất phới trên những con phố của thủ đô Hà Nội, uốn lượn trên quảng trường trước trung tâm Hội nghị Quốc tế và đầy màu sắc trên các kênh truyền hình TW cũng như địa phương. Trước những hình ảnh tuyệt đẹp như vậy, bất cứ người con Phật nào cũng nao lòng. Thật tự hào về điều này, tông phái, hệ phái, tổ chức, giáo hội… Phật giáo trên thế giới thì có nhiều trang phục hình tướng của tín đồ, tu sĩ Phật giáo cũng đa dạng, nhưng màu cờ Phật giáo chỉ có một. Điểm nhấn là màu cờ Phật giáo là một điểm nhấn ưu thế tuyệt đối, so với huy hiệu, lồng đèn, băng rôn, v.v… chỉ cần màu cờ Phật giáo tràn ngập trên phố phường là không gian đầy ắp không khí lễ hội Phật giáo. Trong dịp lễ vừa qua, cờ Phật giáo cũng xuất hiện dưới hình thức đa dạng và sáng tạo:
- Cờ cắm trên cột treo trước cổng chùa và thượng trên cột cờ sân chùa.
- Cờ giăng ngang và dọc theo các con đường của phố phường.
- Panel cờ trang trí lắp đứng theo trụ điện, cổng chùa.
- Cờ phướn treo cột, treo trên khinh khí cầu.
- Cờ in trên băng rôn, bong bóng.
- Cờ cầm tay các cỡ.
- Áo có in màu cờ.
- Cờ trên hào quang đức Phật, trang trí chân dung Phật sơ sinh.
- Cờ dán trên xe, trên vách, trên áp phích.
- Cờ dùng làm màu bạt che nắng diễn hành lễ, quạt tay, lồng đèn, hộp đèn…

Chúng tôi nghĩ rằng, cờ Phật giáo là phương tiện biểu hiện cho ngày lễ Phật giáo ấn tượng nhất, tập trung nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất (cờ có thể sử dụng nhiều năm, nhiều lần không mất thời gian tính, dễ xếp vào kho bảo quản, có thể sử dụng cho nhiều dịp lễ trong năm). Màu cờ Phật giáo là màu hào quang của đức Phật. Treo cờ Phật giáo chính là cúng dường đức Phật một cách đầy ý nghĩa, gia tăng việc treo cờ Phật giáo trong dịp lễ Phật đản năm sau thiết tưởng, là điều hết sức cần thiết.

Điều đáng tiếc là trong dịp Phật đản năm 2008, việc treo cờ Phật giáo chưa được đồng đều. Có chùa treo cờ hàng mấy cây số, có chùa treo chỉ một vài lá, nhà Phật tử treo cờ chưa nhiều, cờ giăng nhiều nơi kích thước quá nhỏ, nhiều tuyến đường vắng hẳn bóng cờ… Khắc phục được những hạn chế này, Phật đản những năm sau càng gia tăng không khí ngày lễ lớn.

Còn thiếu cổng chào

Từ những năm 60 thế kỷ trước, Phật đản ở Sài Gòn cũng luôn gắn với các cổng chào, dựng ở đầu các con hẻm, bên cạnh xe hoa, cờ và băng rôn. Phật đản những năm gần đây đã đủ có xe hoa, băng rôn… nhưng hình thức cổng chào chỉ mới có lại đôi chỗ, là cổng đầu hẻm chùa. Việc tư gia Phật tử chưa treo cờ nhiều và còn thiếu vắng các cổng chào do Phật tử dựng ở những xóm nhà đông đảo người theo đạo Phật cho thấy, ngày lễ chưa được triển khai toàn diện, việc hưởng ứng của đa số Phật tử còn hạn chế, không khí Phật đản chỉ tập trung ở không gian quanh các chùa. Thiết tưởng, hạn chế này cần được ghi nhận để giải quyết, phải làm sao Phật đản trở thành ngày hội lớn của toàn xã hội, ngày hội của an lạc và hòa bình.

Cổng chào còn là sự thể hiện tinh thần đoàn kết của Phật tử trong một khu vực dân cư. Treo đèn, treo cờ ở mỗi nhà là việc riêng từng hộ. Nhưng dựng cổng chào là việc chung cả xóm, cả tổ… nhiều người góp lại. Có dựng được nhiều cổng chào thì mới thể hiện được sức mạnh tiềm tàng của Phật giáo là tinh thần hòa hợp, đoàn kết.

Khai thác phương tiện truyền thông đại chúng: đã đẩy mạnh nhưng còn lúng túng

Điều rất đáng hoan nghênh là một phương thức truyền thông đại chúng đã “cổ xưa” nhưng lại được khai thác khá hiệu quả trong dịp lễ Phật đản năm 2008 là áp phích, trên đó in lời dạy của đức Phật, lời ca tụng đức Phật, đạo Phật của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc. Sáng tạo này là một hình thức bố thí pháp nhiều ý nghĩa, khai thác mạnh trong các dịp lễ sau sẽ có hiệu quả rất tốt. Áp phích in kỹ thuật số rất đẹp, làm bừng sáng phố phường và cũng có thể sử dụng lại nhiều lần (tiết kiệm). Với áp phích in lời Phật, lời ca tụng đức Phật đạo Phật, việc trang trí ngày lễ đã đi từ hình thức vào nội dung, và có chiều sâu. Tác động của nó đối với xã hội chắc không nhỏ. Nội dung tư tưởng cao siêu, từ bi, hòa ái của đạo Phật thể hiện trên những tấm áp phích chắc chắn để lại ấn tượng tốt cho những người chưa theo đạo Phật và tín đồ các tôn giáo bạn.

Tin và ảnh về lễ hội Phật đản xuất hiện nhiều trên các tờ báo lớn. Đặc biệt, một số tờ báo đưa ảnh và chạy tít lớn trên trang nhất. Điều đáng mừng này phản ánh sự quan tâm của toàn xã hội đối với lễ Phật đản. Nhưng, đó lại được thực hiện từ phía bên ngoài, còn chính phía Phật giáo không có nỗ lực đáng kể. Tin và ảnh về Phật đản thì có nhiều, nhưng bài viết về Phật đản, về đạo Phật trong dịp lễ long trọng này đăng trên các báo còn ít, chưa tương xứng với lượng tin, ảnh. Phải chăng sự cộng tác từ phía Phật giáo, cụ thể là Tăng, Ni Phật tử, còn giới hạn? Sự ưu ái của các tờ báo lớn đối với Phật giáo, lẽ ra, cần được khai thác hơn nữa ở chiều sâu, tức là cần có nhiều bài viết giá trị, phù hợp với lượng tin ảnh dồi dào, phong phú.

Sự bị động còn thể hiện ở chỗ tin về chương trình lễ phần nhiều chỉ được đưa sau khi cuộc lễ đã diễn ra. Những thông tin đưa trước chỉ tập trung vào những sự kiện lớn và thiếu chi tiết. Nếu phía Phật giáo chủ động đăng tải chương trình lễ chi tiết ở mọi quận, huyện, lộ trình xe hoa… với thời gian địa điểm xác định, thì chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho mọi người đến dự lễ đông đảo hơn.

Các phương tiện truyền thông điện tử đã tạo dấu ấn mới cho đại lễ Phật đản khi đài truyền hình Việt Nam trực tiếp  phát sóng buổi khai mạc đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 và lễ Thắp nến cầu nguyện cho hòa bình, một số đài truyền hình địa phương trực tiếp truyền hình lễ Phật đản cấp tỉnh thành. Đây là cơ hội rất tốt để giới thiệu hình ảnh Phật đản đến với công chúng truyền hình rộng rãi, có thể lên đến hàng triệu người xem các buổi phát hình. Bước khởi đầu tốt đẹp đáng mừng này nếu được tiếp tục mở rộng trong Đại lễ Phật đản những năm sau sẽ đóng góp rất nhiều cho hoạt động hoằng pháp. Hiện nay chỉ mới có một số đài truyền hình lễ Phật đản. Mục tiêu các buổi lễ Phật đản ở mọi địa phương đều được truyền hình trực tiếp, thiết tưởng là điều mà Phật giáo nên hướng tới. Khi đã được trực tiếp truyền hình, các buổi lễ nên được nghiên cứu để tổ chức sao cho sinh động hơn, thu hút được sự chú ý của khán giả, tránh sự đơn điệu, trùng lặp, nhất là các khoảng thời gian chết, không gian một buổi lễ được trực tiếp truBăng rôn: nhiều, nhưng quá nhiều chữyền hình không còn là không gian sân chùa chỉ với các vị tu sĩ, tín đồ nội bộ mà là không gian của truyền thông đại chúng. Và đó không chỉ là nghi lễ mà là cơ hội để tôn xưng Tam bảo ở phạm vi rộng nhất.



Có lẽ vì 2008 là năm tổ chức lễ Vesak Quốc tế tại Việt Nam, nên số lượng băng rôn chào mừng tăng vọt và cũng nhiều chữ để thông tin về sự kiện. Việc tăng số lượng băng rôn là hết sức đáng mừng và mức độ đóng góp của nó vào việc tạo không khí Phật đản khắp nơi là rất đáng kể. Nổi bật nhất là những băng rôn giăng ngang các tuyến đường chính trong thành phố và tại các ngã tư, ngã năm, ngã sáu…

Điều cần suy nghĩ thêm là nội dung băng rôn quá nhiều chữ nên chữ nhỏ đi, khó đọc. Trong khi đó, tỷ lệ người đi xe trên đường rất lớn. Với tốc độc 20-30 km/giờ, thì khi chạy ngang qua, sẽ không thể đọc hết nội dung băng rôn. Những băng rôn có ghi rõ thời gian không thể dùng vào các năm sau, vì vậy có phần lãng phí.

Điều hi vọng là vào dịp đại lễ Phật đản các năm sau, băng rôn chào mừng cũng sẽ tràn ngập đường phố và nhiều hơn nữa. Thiết tưởng, nội dung băng rôn cần tính đến yếu tố ngắn gọn dễ đọc, hay nhất là nội dung truyền thống “Kính Mừng Phật Đản”, cũng là để có thể dùng nhiều lần, không hao tốn.

Lễ ở sân vận động: Đông, nhưng chưa “động”

Việc lễ Phật đản được tổ chức tại sân vận động cho thấy một bước phát triển mới trong hoạt động tổ chức Phật đản. Số người tham dự có thể tăng đến hàng chục lần so với lễ những năm trước cử hành ở sân chùa. Cờ xí, băng rôn tưng bừng trên bốn mặt khán đài đông kín người, xe các loại cắm cờ Phật giáo, đậu kín không gian trước sân… tạo cho người tham dự một niềm hoan hỉ vô biên. Tuy nhiên, không khí lễ vẫn còn hơi “tĩnh” như khi tổ chức ở sân chùa, vì có lẽ đây là lần đầu tiên tổ chức ở sân vận động. Sân vận động là không gian có thể bố trí nhiều hoạt động sôi nổi  phù hợp với tính chất của nó để làm tăng thêm sự sinh động của buổi lễ như diễn hành (mà có thể ở đây là nhiễu Phật tập thể trên sân vận động), trình diễn múa tập thể, sắp chữ… Việc mời đạo diễn nghệ thuật bên ngoài để xây dựng kịch bản và tổ chức phần “hội” kết hợp phần “lễ” là điều có thể xem xét để cuộc lễ trên sân vận động sống động hơn nữa, phù hợp với bối cảnh không gian tổ chức. Nhiều tờ báo đưa ảnh lễ dâng hoa tại lễ đài là chú ý đến phần “động” nhất của buổi lễ lần đầu tiên được tổ chức ở sân vận động này. Chúng ta có quyền hi vọng một cuộc lễ Phật đản hoành tráng tầm cỡ cả nước với hàng trăm ngàn người tham dự tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, truyền hình đi khắp thế giới và có sự góp mặt tổ chức của những nghệ sĩ đạo diễn tổ chức lễ hội tài danh của Việt Nam.

Sự xuất hiện của những hình thức trang trí lễ hội mới

Chúng tôi muốn nói đến những hộp đèn công nghệ Hiflex, in kỹ thuật số. Tại đầu đường vào chùa Già Lam, tịnh xá Ngọc Phương có một hộp đèn hình trụ in hình vườn Lâm-tỳ-ni sáng rực mà ai đi ngang qua khúc quanh đó cũng đều chú ý ngắm nhìn. Bảy bông sen hồng là một dạng hộp đèn thả trên sông Hương cũng là một ví dụ. Một số nhà riêng Phật tử cũng treo hộp đèn in hình Phật sơ sinh.

Hộp đèn in Hiflex là công nghệ mới xuất hiện trong những năm gần đây, bảo đảm được tính mỹ thuật và đồng nhất, chi phí ngày càng hạ. Hộp đèn có thể dùng đi dùng lại nhiều lần, tuổi thọ cao, rất tiết kiệm. Khi in hình Phật, đó là sự cúng dường ảnh tượng và đồng thời cúng dường ánh sáng. Mà ánh sáng ở đây là ánh sáng chủ động tỏa ra từ ảnh tượng.

Việc sớm khai thác hình thức hộp đèn in kỹ thuật số trong đại lễ Phật đản năm này là một tín hiệu đáng mừng. Có thể nghĩ đến việc các chùa đặt sản xuất các mẫu hộp đèn vườn Lâm-tỳ-ni thống nhất, có tính mỹ thuật cao để các chùa, các tư gia Phật tử treo ra trước mặt tiền mỗi khi mùa Phật đản lại về.

Nguyễn Duy Thanh
[Tập san Pháp Luân - số 51, tr.31, 2007]