Tồn tại và Thời gian - Phần 2

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

 

Hai mô hình (pattern) vừa nêu, cho ta biết rằng, bao lâu mà con người và tâm thức anh ta hay cô ấy còn hoạt động, thì lúc nào anh ta hay cô ấy vẫn tồn tại với hai hình thái: hiển và ẩn. Nói cho chính xác, tâm thức không phải là sự vận hành, mà chính cái “không vận hành” mới là Đạo (the mind doesn’t work that Way), bởi vì, một cỗ máy không được định hướng bằng các dây chuyền thì sản phẩm không thể thành hình, cơ cấu thú hướng. Mô hình chìm ảnh lên thế giới hiển có vẻ đơn thuần và đôi khi lạc điệu. Tuy nhiên trong cơ chế chiều sâu, một cái gì đó sống động, dài hơn trên cả hai phương diện: không và thời gian. Hơn thế, ở đó, chiều kích và ngôn cảnh của nó, cái hình thể ấy, còn nói lên rằng: cái gì không chân thật, thì cái đó là ác tính, chẳng hạn, con người. Ngôn ngữ của loài người, thật thế, “không phải là tiếng sủa” và, cũng không phải là “những chuyến xe bus công cộng và người ta muốn thiết kế bao nhiêu tầng cũng được”, để có thể chuyên chở một số đông nào đó theo tiềm năng “kinh tế” của một xã hội sống bằng di chuyển và những ngôn cảnh “xô bồ”.

Ta nói, phản diện của tính chất “không thật” là “ác tính” của con người “ngu si”. Sự phản diện tiên thiên này, tồn tại trong cái tồn tại, như là tính hay “lý” và, cái tồn tại xét như là tính hay “lý” của tuệ giác. Xa hơn, sự toàn hiển của cả hai cấu trúc vừa cho, cũng là sự tự toàn hiển, tự toàn sinh của tuệ tính. Do đó, Heidegger nói rằng: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của Tồn tại, mà trong đó con người sống một cách xuất tính thể, bằng cách thuộc về chân lý của Tồn tại khi chở che, canh giữ nó”.

Tuy nhiên, triết học Heidegger, thiếu hẳn cách tiếp dụng vòng (cycle application) của âm tố, như các lập cứ  theo sau của bản văn này y trên các khám phá của Chomsky về tâm thức với các hệ thống ký hiệu học và ngữ âm.

Khi nói rằng ký hiệu (signal) là chân thể của Being, có lẽ, một số người “quá khích” sẽ cho rằng ta đang “chấp tướng”. Song le, nếu ta biết rằng thế giới ngoại tại, thực chất, chỉ là các ký hiệu trừu thể hay trừu xuất của Thức, có nội dung của Thức, thế thì, vấn đề mà ta tranh luận, không chỉ ở trên phương diện phù hiệu học (semiotic) của thế giới hình thức hay hữu biểuchấp tướng mà ta còn phải tranh luận về thế giới vô biểu hay cấu trúc chìmtạng thứccủa lý tính chúng ta nữa.

Nếu loại trừ tính bám dính của các ký hiệu di truyềnchấp tướnglà ta loại đi bước chân đầu tiên của mình trong lộ trình hồi quy tính thể. Âm hiệu Di truyềnNghiệpbộ phận xã hội hóa tri thức của chúng taQuán âm. Nghe lại cái nghe của tự tính nghe (phản văn văn tự tính).

Như ta nói rằng, Xúc là mẹ của thi ca, nó là SỰ, LÝ và CÁCH giao diện tri giác cấu âm với cấu âm định tính khái niệm. Vậy thì, đích xác rằng, âm thanh phải là buổi “bình minh” của văn minh nhân loại, nó là ‘tiếng nói’ sơ khai và tối hậu, một hệ thống chuỗi đi suốt quá trình “thọ” của cảm trí loài người và có cả “chư thiên”. Chuỗi di chuyển như vậy, phải di chuyển trên hai bình diện: KHÔNG và THỜI GIAN với các ký hiệu âm biểu sơ khai nhất định.

Thọ, trên mặt từ nguyên, nó là chất liệu của trí. Tuy nhiên, cái chất trí này, đã bị “vong thân” trên quá trình tác ý dưới vòm cung của hành. Bởi vì, hành đã kéo theo những chu kỳ sinh của các ám ảnh về Di truyền học. Đích xác hơn, Hành, kéo theo các cộng thể của Nghiệp và các xác chết của những Hỷ và Ưu. Và, bắt đầu “vong thân” trên Tưởng. Triết học của Heidegger, sau “Tồn tại và Thời gian” đã đề cập đến “ưu” này như là “đọa tính” hay sự, lý và cách trụy lạc của “tồn tại”. Và, để giải thoát “tồn tại” ra khỏi “tính tồn tại” của sự tồn tại “vong thân” tồn tại, thì người ta cần “xả ly”. Tức là quá trình đệ quy thanh tịnh của chu kỳ “hoàn diệt”, diệt dứt sự, tính và cách tồn tại của 12 chi nhân duyên trong sự tự tại của Dasein, hay nói cách khác, trong sự tự tại của “duyên tại” hay “hiện tiền”. Trạng thái này, được hiện chứng, trong mọi bản kinh của Phật giáo, như “đức Phật đặt thiền định ở trước mặt”, cụ thể trong bản kinh Kim Cang. Ngôn cảnh của bản kinh này, dạy rằng, “Phật đặt thiền định ở trước mặt”, cũng có nghĩa rằng, Being biểu hình trong thế giới sắcNgài thị hiện cho chúng sinh biết Being tồn tại trong cả hai mặt Sắc và Tâm pháp của mình như là sự, lý và cách tồn tại của nó được Ngài luôn Hiện nghiệm. “Phật đặt thiền định ở trước mặt – praṇidhāya pratimukhìm”, y như Ngài rút một món đồ nào đó từ trong túi áo mình ra.

Khi ta đọc bản kinh Bát-nhã trong hình thái Lược bản, ta thấy “Bồ-tát Quán tự tại tu tập trong Trí bát-nhã thâm sâu”. Ta có bao giờ đặt vấn đề là cách gì và như thế nào là “tu tập trong tuệ giác thâm sâu” chăng? Bởi vì, Bát-nhã là sự tồn tại vô thể, làm sao mà ta có thể “tu trong…” Thật sự, “tu trong…” có nghĩa là tu bằng SỰ, LÝ và CÁCH khứ lai vô sở trụ của Being mà công thức của nó là Tịnh tiến (advance equally) trong toán học. Khi đệ quy theo chu trình hoàn diệt, thì cũng có nghĩa là Bồ-tát tiến lên trong vạn hữu đa thù được nguyện gia trì. Chỉ qua cách lý giải về những bộ phận hay thuộc duyên của tồn tại như vậy, một mô thức của ngôn ngữ học, thì ta mới hiểu thế nào và cách gì “tu trong…”, chẳng hạn, của kinh Bát-nhã. Quả thật, “tu trong…”, tức là “tu bằng…” đại nguyện hay trí tuệ như vậy với các chu kỳ sinh và diệt.

Dasein, được các tiền bối của chúng ta dịch là “hữu tại”.  “Hữu tại” và đôi khi được xét như là “xuất tính thể” hay “xuất thể tính – Ek - sistenz” gì gì đó. Cả hai dịch từ, đã làm “rối loạn” đi sự hiểu biết của chúng ta. Thậm chí. chúng “đánh lận” ta bằng nhiều tưởng tượng đa thù.

Không chắc rằng, khi chuyển dịch các tác phẩm của Heidegger ra tiếng Việt, các dịch giả của ta có “rành” cấu trúc tiếng Hán hay không, bởi vì, cấu trúc văn phạm Hán văn mới được mô thức hóa khoảng hai thập kỷ trở lại đây mà thôilý thuyết hóa ngôn ngữ học Hán văn. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì thể tài này đã quá thặng dư. Chỉ cần khảo sát qua các bộ thuật ngữ của Huyền Tráng, La Thập…bằng hình thái tham khảo ngôn ngữ chéo thì người học Phật có thể nắm bắt trọn vẹn phương thức chuyển ngữ cho bất cứ ý nghĩa “triết học” nào của ngôn ngữ thế giới này. Và người ta sẽ không “sợ” là mình bị phóng đại theo tập khí ngôn cảnh bẩm sinh Hán hóamột ngàn năm đô hộ giặc Tàu của mình. Trên thực tế, thì ta chưa từng học Hán văn.

Cũng như “dị thục”, mà tiếp đầu ngữ hay tiền tố của nó là “vi”, thì, “xuất thể tính”, tiền tố của tiếng Đức là Ek-. Khi ngài Huyền Tráng dịch vipāka là Dị thục, tức là quá trình xử lý dành cho các nguyên liệu, tức là quá trình thành phẩm qua cách chế tác. Vậy, vipāka chỉ cho tính chất của nấu nướng, cách xử lý các thành phần của một sản phẩm sao cho nó thành phẩm. Không ai có thể tưởng tượng, hay nếm được “vị ngon” của quá trình hình thành một món ăn đang trong thời kỳ nấu, người ta chỉ có thưởng thức nó, khi sản phẩm đã hoàn thành, đã “được dọn” lên bàn. Thế thì, quá trình nấu, người thực hiện và sau đó là sản phẩm sẽ thành, người ta không thể nào biết được một cách toàn triệt về hương vị, tính béo bổ của nó hình thành do đâu và như thế nào. Và, nhất là cái tính gì, làm cho nó trở nên “béo bở” như vậy. Do đó, mới gọi là “ly tính - Eksistenz”, có nghĩa là “thoát rời bản chất” hay “biến cách- vibhākti”. Quá trình biến cách cho đến khi thành tựu sản phẩm là một quá trình bất khả tri. Thật sự, vipāka nên hiểu theo ý nghĩa đương đại  “lò phản ứng hạt nhân”, bởi vì nó được hiện nghiệm bằng lửa hay ánh sáng như bản chất đúng của “nấu nướng”. Thật không may, cái lò này luôn muốn một tương lai mà ở đó không có con người. Tuy nhiên, người ta có thể suy luận, hàng phục đượcvà cái bất khả tri này, bằng các thuộc duyên, hay tất cả điều kiện phụ thuộc cho sản phẩm: con người thao tác, chính nhân, phụ gia và các phụ phụ gia. Chính nhân, tức là tiềm năng tự chuyển của tồn tại hay tiềm năng hình thành một “hiện hữu” nào đó. Triết học gọi là xuất thể hay xuất tính. Nghĩa rằng, sự vật có một chính nhân để nó có thể trở thành một vật thể khác không chướng ngại, cộng với các phụ duyên của nó mà, Phật học cơ bản gọi chung là Tứ duyên, tức là bốn điều kiện cho một sự thể thành hình hay hiện hữu. Xuất tính là một danh từ, nếu như xuất tính mà thêm thể nữa thì nó bị trùng tự, cái mà Heidegger muốn nói, chính là bản chất thoát rời tự thể của một sự vật, nó tự tồn tại bằng chính cách xuất thế của nó: “Being is presence as the showing itself of outward appearance. Being is the lasting of the actual being in such outward appearance.” (Tồn tại là tướng hiển như là tự tính trình hiện của hiển tướng. Tồn tại là vĩnh tồn trong như thị hiển tướng. Heidegger, The End of Philosophy). Vậy thì, Xuất thể, tức là biến cách, hay tự tính biến cách của một sự vật, nói khác hơn sự thể tồn tại luôn có một chánh nhân của nó, như tiềm năng sinh của một sự vật, còn các phụ duyên, chỉ là trợ duyên cho chính cái ly cách này hoàn thành tự thể của nó hay tồn tại. Phật giáo không chỉ nhấn mạnh đến chánh nhân, mà còn nhấn mạnh đến sự bảo toàn, cách bảo toàn cho “tự tính” này hoàn thành toàn diện sự tồn tại của một sự thể mà ta nói là: nghiệp thành tựu. Khả năng nội tính của nghiệp, kéo theo các thuộc duyên của nó, làm cho nó tự hữu cách xuất thể và hoàn thành sự, tính, cách xuất thể này. Chẳng hạn, khi phân tách 12 chi nhân duyên, trong quá trình thiền định, quá trình theo chiều tiến, đức Phật dạy là quá trình cộng sinh: vô minh. Quá trình thoáihồi tư quy niệm, tức là quá trình loại biệt và cũng chính là sở y trên quá trình tiến: chiều hoàn diệt: Tuệ. Vậy thì, trong sự giao diện của tiến và thoái, cái làm nên tuệ, chính là tồn tại. Tiến là đọa tính, là vong thân. Thoái là diệt, là tuệ. Cái làm nên giao diện cho cả hai: vô minh tiến và Tuệ thoái hay hoàn diệt là tồn tại, là xuất thể theo Heidegger, là quá trình thành phẩm, nấu trở lại để thành sản phẩm trí bi. Thức biến thành trí được đại nguyện gia trì hoặc được chú ngữ gia trì, Sự ưu tư hay Lý sợ hãi của Heidegger, thành TRÍ hay VÔ ÚY, VÔ ÚY THÍ hay TUỆ THÍ (savoir pardonner). Vernunft của Kant được dịch là Giác tính, song, “giác tính” này chỉ hiểu theo ý nghĩa triết học của Kant, chớ không thể là “tính giác” hay “Phật tính” trong Phật giáo. “Giác tính” của Kant, chỉ là quá trình thức biến thành trí, ví như người ta xua tan đám mây đen cho ánh trăng toàn hiển. “Mây đen” không phải là chánh nhân “ánh sáng” của trăng. “Giác tính – Buddhi” của Phật giáo được chứng bằng “đắc – ladhā”. Tất nhiên là, Giác tính “không có quá trình trở thành”, không có sự chi phối của “tiên” và “hậu” của kinh nghiệm. Quá trình “trở thành - bhāvatikinh nghiệm hóa” chỉ là phương tiện trí, đưa đến cứu cánh “asti” vô nghiệm mà thôi. Thế thì, cái “đắc’ của bà lão bán cơm “điểm tâm” bên đường, xem chừng như “siêu việt” hơn cả vị “thiền sư” kia, người mà luôn muốn “đắc” cái Tồn Tại của tam tâm khả phi- khả Đắc – phi-phi - Đắc nọ. Dù cho rằng, đó chỉ là dụ ngôn đi nữa.

Triết học Heidegger, mà nhược điểm của nó là thiếu nguyện và âm tốdùng âm thanh tự tịnh kỳ thân và nguyện giáo hóa chúng sinh (niệm – Quán âm), cấu trúc của “tiếng” “vang” thành ngônnghĩa là, cái nhược điểm đó chỉ ở trong giới hạn đến gần của thức biến thành trí, hay ly cách thanh tịnh và chỉ có như vậycái ngưỡng triết học của ông ta, tuy rằng ông nói: “Vì thế con người phải lắng nghe ngôn ngữ để nghe ra những gì nó nói với mình. Đó là ý nghĩa đích thực của động từ “nói” trong tiếng Đức (sagen) theo nghĩa “để cho lộ ra, xuất hiện ra”. Sự hiện diện của Tồn tại khai mở trước hết ở trong tiếng nói căn nguyên của Thi ca.” Thế nhưng, trong Phật giáo, không chỉ “an tịnh thân hành” và “an tịnh tâm hành”, tức là “lắng nghe”, nghĩa đích xác là “ngôn ngữ đạo đoạn – the End of Philosophy” rồi thôi. Phật giáo còn “cho chúng sinh sự không sợ hãi” nữa. Nhưng muốn “cho” sự không sợ hãi này, thì hành giả phải nguyện, trên cơ sở “thức biến thành trí”. Ở đây, bản chất xuất ly, trở thành bản chất “hồi quy” trong vòng đối lưu của vô minh và tuệ. Vô minh hay dơ bẩn còn lưu lại là nguyện độ chúng sinh, cái mà Long Thọ gọi là “Bồ-tát lưu lậu hoặc”, chớ không chỉ thuần túy là “sự buông xả thanh tịnh”. Hoàn diệt nguyện là nguyện tự thân thành Phật, khi nào chúng sinh, toàn bộ chúng sinh thành Phật, thì ta sẽ thành. Sự yếu kém của triết học Heidegger là đây. Do vậy, triết học Heidegger đã “thành” là một phong trào “hiện sinh” khắp châu Mỹ và lấn sang Việt Nam trong nhiều thập kỷ, các “triết gia” đều say mê vòng sinh và diệt của Heidegger và càng lúc nó càng được đánh bóng lên bằng những suy diễn mông lung, nhưng chẳng có ai biết đến Nguyện là gì, tức là lòng bi trên và trong mọi hệ di truyền của toàn bộ chúng sinh như là những xử lý ám ảnh của các cõi phân ly. Thực tế, triết học đối với Phật giáo chỉ là “hý luận”, là trò chơi của “thức biến” và chư Bồ-tát dùng đó làm nơi “du hý”. Bồ-tát đã dạo chơi trong thế giới “ấu trĩ” này hệt như đấng Di Lặc chơi đùa cùng “năm hoặc sáu đứa trẻ” trên thân. Nói cho cùng, triết học chỉ là rác của trí, là cái xác của ngôn tính  như là một hoài niệm trong Hình nhi thượng  mà thôi. Nên nhớ rằng, cái mà Phạm Công Thiện gọi là “Ý thức bùng vỡ” là cái ghép lại ngôn âm để thành ngôn hìnhchứng tự chứng phầnThọ (vedanā), ở mặt nguyên ngôn là “cháu chắt” của Xúc, là “cha đẻ” của Ý thức hệ [vedako vedanād anyaḥ pṛthagbhùto na vidyate], tiền thân của thường nghiệm, thế pháp. Do vậy, đối với tông Tịnh Độ, niệm Phật, là trực nhập Phật tính, không qua chu trình “ghép hình” của ngôn âm, xuất thế gian pháp. Niệm Phật, loại trừ hệ thống tách lớp (class analysis) của Xã hội học và các hệ thống loại suy của Ý thức hệ.

Ý thức hay tư duy, ví như một tấm gương lồi (convex lens), nó thấy được cả những gì mà Xúccác biến hànhchưa kịp đưa đến. Cái thấy tướng không, hay phù ảnh do luận suy mà người ta hay tưởng lầm là “lý duyên khởi” như đã từng được rao giảng, kể cả trong Phật pháp.

Xúc, ngữ nguyên là spṛś, có nghĩa là “ảnh hưởng đến, chạm hay chơi bằng tay”, tức là “tầng số rung của âm thanh”sparśa-bhūtacái có được do động rung, tầng khuếch đại (exosphere), tức là tầng xuất âm thanh. Ngữ nguyên này cho ta một giả định về chất liệu tạo nên ngôn ngữ. Nó nhập vào các biến hành, xét như là tuyến tính và vỡ vụn từng mảnh trên ý thức với sức va chạm cực nhanh, sau đó được Cái Tôi chấp vá lại thành ngôn. Do vậy, cái thấy của ý thức, đôi khi méo lệch, rạn nứt và lồi ra. Cái mà nhà ngôn ngữ nói là những giao diện tri giác cấu âm với cấu âm định tính khái niệm.

Nếu như bỏ ra cả đời để học Kant, thì chỉ cần bỏ ra vài giờ để học “năm biến hành” của Phật học cơ bản, thì cũng đủ.

Thật vậy, tấm gương lồi này luôn hút lấy các ám ảnh, xét như là Ngãcái phần che khuất mà nó có thể thấy được và, luận suy, xét như là Bản thể luậncái bóng mà nó thấy được do “lồi” ra, chớ không phải trên hình học phẳng. Do vậy, Ngã, được cho là có thực trên hình học lồi. Và, cũng do vậy, ngày nay “biết nhiều”, không còn là cái “tội”. Không “biết nhiều”, thì không thể chuẩn bị chu tất cho giai đoạn “tầm” và “tư” trong trạng thái chập chững “hành thiền”. Chính liên-hợp từ Sở tri chướng đã che đậy cái thấy của ta, chớ không phải do “biết nhiều”. Ta nên “cải trang” như tôn giả Thế Thân mà đi vào các Pháp Hữu nghiệm.

QUÁN ÂM

Nói đến ngôn chủng thì phải nói đến âm chủng cũng như các quy luật cấu tạo nó. Chúng ta có thể nghiêm khắc chịu trách nhiệm về mọi lời buộc tội hay phán xét (judge / sentenced) bằng một ít thí dụ vừa nêu cho mọi quy luật cấu trúc tâm. Tuy vậy, bằng ánh sáng của nhận thức, luật cấu âm đã đi trước luật ngôn hình bằng những chuỗi dài của các tiến trình âm vận có sự khai quang của nhận thứctuyến tính. Chúng ta thường biết rằng, khi nhận biết một đối tượng, trên mặt hình và hiển sắc, ta phải “nhờ” vào ánh sáng, có hai trường hợp, ánh sáng ngoại tại và ánh sáng nội tại của “căn” con mắt và, hơn thế còn có ánh sáng nội tại của thứcta gọi là “lò phản ứng hạt nhân”làm nhiệm vụ chuyển hình ảnh kinh nghiệm lên quan năng “nhãn căn” và thức căn nữa, tức là nhiệm vụ vừa chuyển vừa nung để thành phẩmcái tổng thể sở định của nhận thức. Thế thì, nhiệm vụ chuyển tải của cái “lò phản ứng hạt nhân” này, ắt hẳn là có quy luật của nó. Nó không thể “tự nhiên nhi nhiên”. Ví như, “người ta không thể nghe được, những gì do tự thân mình phát âm” vậy. Tức là, thói quen đã khiến ta không nhận ra được, những gì diễn ra bên trong của mình. Nếu không “thấy đường”, thì âm hình tức là ngôn hình và ngược lại cho tất cả nhận thức. Ta nói đến luật chuyển biến đúng văn pháp của âm tố hay âm vận, cũng y hệt như cơ cấu bề mặt liên hệ cùng cơ cấu bề sâu theo hai điển hình đã cho. Tánh chuyển biến trừu tượng đúng văn pháp của cơ chế bề sâu trừu tượng này là AND của ta vậy. Chẳng hạn, người Anh thì thấy “nice girl – đẹp gái”, còn người Việt “gái đẹp”, người Hoa “mỹ nữ”... Tuy nhiên, giờ đây thì, “tính” và “tướng” đều ở trong tình trạng hoang dã, hỗn mang. Triết học mà thiếu âm vị học hay “quán âm”, thì chỉ là ngữ hình hoặc chỉ là cái xác của niệm tưởng mà thôi.

Ta thấy, qua thí dụ (1), “không gian”, “độ dài” của cây phả hệ hạ tầng này, “dài và rộng”  hơn là không gian và độ dài của cây phả hệ thượng tầng, tức là hình thể của thí dụ (2). Điều này, nói lên rằng, các điểm không gian vô hìnhGIAI ĐIỆU DÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG CỦA VŨ TRỤnối các điểm toán học hữu hình trong cái toàn thể của hệ cây ấy phải có tính vô biên, vĩnh cữu, vô ký và hằng chuyển. Nói vĩnh cửu, vì nó không diệt mất. Nói, vô ký, vì nó hàm dung mọi cơ cấu hạ tầng và có khả năng dẫn thành ngôn trên cấu trúc hiển, tính quy nạp. Nói, hằng chuyển, vì nó tương tục chuyển và nấu thành sản phẩm đúng như bản chất trừu thể có tổ chức của nó. Nếu không, thì nó không thể giới hạn, các cấu trúc hữu biểu trên mặt “tục đế” được. Ví như, nếu “Kim cang” dụ cho tiếng sét, và được dụ cho độ cứng gần 10, thì nó cũng có thể tự hủy mình hay cùng tương hoại. Cái gì có thể tự hủy mình, thì cái đó cũng có khả năng hủy hoại những cái khác. Hủy, chính là siêu việt. Đó là ở bình diện ẩn dụ của tôn giáo. Thế nhưng, trên thực tế, thì “âm kim cang” có thừa khả năng hoại diệt các âm phiền não bằng chính cái quy luật của mình như bài chú tối hậu của hệ Bát nhã mà ta đã biết. Trong nhiều trường hợp, ta được dạy rằng: “y nghĩa bất y ngữ”. “Y nghĩa”, là y vào nội dung của ngữ; nội dung của ngữ bao hàm các quy luật âm tố chìm và các luật tạo hình của nó, vậy, nghiên cứu âm vị, cũng có nghĩa là, nghiên cứu cơ cấu vận hành tâm, nhằm hàng phục tính hoang dã của nó do phiền não tạo âm. Một phần học âm tố là học một phần luật giải thoát, nói chung, cho mọi pháp nghĩa và ngữ nghĩa, là một phần học cách “quán âm”.

Pháp Hiền cư sỹ (còn nữa)
[Tập san Pháp Luân - số 60, tr43, 2009]