Tồn tại và Thời gian

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Vấn đề mà ta đặt ra không phải là một vấn đề mới lạ gì. Nó không mới, nhưng luôn là điểm “nóng” của tư duy nhân loại, băng qua các khoa nghiên cứu đương đại: tâm, vật, ngôn ngữ... và di truyền học nữa. Và sự phúc đáp tinh tường nhất về thể tài này vẫn còn bỏ ngỏ. Hầu như chưa có câu trả lời thỏa đáng nào về nó để chúng ta dùng đó lập ngôn. Tuy nhiên, “tồn tại” là một sự kiện “tồn tại” trong hầu hết mọi tôn giáo.

Quy luật ngôn âm là gì?

Âm vị học, cách vận hành âm tố là cách vận hành đặc trưng của Pháp âm, là cách vận hành thuở bình minh của ngôn ngữ loài người. Nói như vậy, ta không phải “phóng đại” tôn giáo của mình, mà trên thực tế, chính bản kinh Bát-nhã, mà sự kết thúc của nó chính là “chú bát-nhã”–chuyên ròng dùng âm thanh để đưa đến các trạng thái Định và Tuệ. Vậy thì, ngoài việc được giảng dạy về nghĩa của kinh Kim cang, ta còn phải học thêm nữa về ngôn ngữ vận hành thông qua âm tố, khi “tụng đọc kinh điển Đại thừa”, cụ thể chính là vòng vận hành của âm tố “Kim cang”, như là sở y của Mật tạng. Đây là một vấn đề trong nhiều vấn đề mà bản văn này cần chạm đến. Chẳng hạn, với sức vận hành của thức, đối tượng đã bị in nghiêng khi hiện lên tưởng, và sinh, già, bệnh, chết. Ta đã sợ hãi với những hình bóng bị nghiêng này. Do vậy, phạm trù Giới, ngoài việc chặn đứng các thế lực phiền não, mà nó còn hiệu chỉnh hiện tượng nhiễu của những ám ảnh đã bị tri thức hóa của Tưởng, của Tác ý, một cách nói khác về hoạt tính (active) của Hành. Thế nên, Heidegger gọi đó là “nỗi sợ hãi” mà chu kỳ 12 chi nhân duyên đã bị Being tha hóa và chính Being là cách giao diện của sự tha hóa này. Những loại suy tiếp theo sẽ dành cho Định và Tuệ. Cũng vậy, âm tố nguyên âm mà vòng vận hành của nó sẽ bị in nghiêng trong nhiều trường hợp.

Chúng ta cần bình tĩnh trên mặt ý thức, và không cần “thanh thản” trên khái niệm trực quan hay lý tính thuần túy. Nghĩa rằng, ta phải biết giới hạn mình lại, theo kinh nghiệm quy ước, bởi lẽ rằng, không tiến từ kinh nghiệm quy ước, thì ta sẽ rớt vào các hình thái “phịa chuyện” của những ai tự cho mình là “tánh không” hay “tịnh hóa não phiền”. Song, ta chấp nhận một hoạt động “niệm Phật lão thực” nhiều hơn. Chúng ta biết, đời này “gặp Phật”, thì ta chỉ gặp “Phật tưởng”mà thôi. Nói chính xác, “gặp Phật”, chẳng hạn, “tham gia” một pháp hội nào đó có sự hiện thân của Phật, thì ta phải “liên hệ” đến Phật tính của ta, còn không, thì chỉ là tưởng tượng, nói cho cùng thì ta thiếu hành trang, khi vào “cấu trúc phức hợp” của tâm. Đáng tiếc là vào lúc bấy giờ, ta lại luôn gặp những cái “rất thiếu” này. Không có những biệt duyên như vậy–dự pháp hội Phật–thì ta không thể nào “nhập” cộng duyên hay phổ quát duyên của Phật được–như các pháp hội của kinh điển đã cho. Cho dù các Pháp hội ấy, chiếm đại đa số là các chư thiên, quỷ thần và các “long thiên”, nhưng ta nên nhớ rằng, không có thắng duyên như các vị ấy, thì ta đừng mong “tham dự”; dù rằng ta luôn tự hào mình là “con người” hơn hẳn các loài rồng, các súc loại… thì thôi, cứ trong cái hạn chế như vậy mà quán “âm thanh Phật” cũng vẫn là “thắng duyên” lắm rồi!

Âm vị học là gì? Nói cách khác, cái gì sẽ diễn ra trong quá trình “quán âm”? Nên nhớ rằng, 32 hành tướng của đấng Quán tự tại, thực chất là 32 hành tướng ngữ ngôn, mà chu kỳ khởi thủy, chính Duyên Xúc là chu kỳ ban đầu của âm vị học. Có thể, đây là lý do mà La Thập, dịch “Quán Tự Tại” thành “Quán Thế Âm” trong Phẩm Phổ Môn chăng? Nên nhớ rằng, Avaloka của Phạn văn, có nghĩa là quán sát hay nhìn xuống, nội quán bằng ánh sáng. Ta biết là, ánh sáng là phương tiện để ta có thể “thấy” được; ngữ nguyên của loka (thế gian), cũng có nghĩa là ánh sáng hay khúc xạ, trong cả hai nghĩa, “quán” và “thế gian” đều đồng nhất trên ánh sáng. Ta còn biết rằng, vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc âm thanh, Phật điển đặt “nhãn” lên địa vị ban đầu trong năm uẩn, song, ánh sáng không thể xuyên qua các vật cản và theo một vài điều kiện nào đó, nó biến thái thành các vân giao thoa. Trong khi đó âm thanh, tuy chậm hơn, nhưng nó có thể xuyên qua vật cản bằng các tần số rung của mình. Thế thì, khi dịch Avalokaśvara thành Quán Thế Âm, La Thập đã dịch bằng tầng sâu của Bát-nhã âm, còn Huyền Tráng, thì dịch ở tầng Bát-nhã nghĩa ngôn. Ngôn ngữ dù là Bát-nhã mà lộ trình của nó buộc phải y trên âm thanh mới có thể tựu thành. Do vậy, trên một bình diện cho phép–những chúng sinh mù tối là chúng ta–cần Bát-nhã âm hơn là Bát-nhã ngữ nghĩa, bởi lẽ, nó, tuệ âm mới có thể xuyên thấu bức tường “thép” vô minh của chúng ta. Bát-nhã âm trong Phổ Môn lấy Bi-âm làm cứu cánh. Còn Quán Tự Tại trong Bát-nhã nghĩa ngôn, thì lấy trí tuệ làm tối thắng xứ. Và, cũng do thế, mà Chomsky cho rằng, âm vị học, “nằm bên ngoài quy luật của ngôn ngữ học”. Kinh Lăng-nghiêm dạy: “Thử phương chân giác thể, thanh tịnh tại âm văn,” là vậy. Cách giao diện giữa Bát-nhã âm và Bát-nhã–không-nghĩa là bản chất duyên khởi vĩ đại của Phật giáo. Còn lâu lắm triết học loài người mới đạt đến trạng thái giao diện này, kể cả Heidegger. Như vậy, “Phổ Môn” có nghĩa là “tự tính âm”, một phần chia cho “hội thoại Đông-Tây–Beiträge zum Ost-West-Dialog des Denkens im 20 Jahrhundert” và tác dụng của tự tính âm, chính là phổ quát tính, do âm mà liễu nghĩa, do trí mà minh ngôn. Thật vậy, âm thanh là nguyên tử của ngôn ngữ (the Atoms of language), từ Thức biến thành Trí, và rốt ráo là Đại nguyện.

Tôi không biết là, các sinh viên tiếng Anh sau khi hoàn tất chương trình “cử nhân Anh văn” của mình có học qua Âm vị học hay không? (Bởi vì, tôi chưa từng “học” tiếng Anh ở bất cứ trường “đại” học nào, ngoại trừ khi còn học ở Trung học. Tiếng Anh với chúng tôi, chỉ là loại ngôn ngữ thứ hai, mà một học trò thuở bấy giờ buộc phải học như là một sinh ngữ phụ, có kèm theo Hán văn trong các tiết văn học Việt Nam). Thầy tiếng Anh của tôi, thực tế, hiện nay chỉ là cái máy vi tính mà tôi đang dùng để “viết” bản văn này.

Bạn tưởng tượng đến một người dân tộc nói tiếng Việt, thì tôi nói tiếng Anh cũng y như vậy.

Tuy nhiên, khi một người theo Phật, “nguyện” học Phật mà không học “âm vị” thì cũng rất đáng tiếc. Chẳng hạn, các hình thái tụng kinh trì chú…Trên phương diện lý tướng tuyệt đối, thì việc tụng kinh trì chú, lễ tán… không cần đến “Âm vị học” làm chi cho mệt. Thế nhưng đối với nhà ngữ học, hay một nhà tôn giáo học, thì “âm vị”, quan trọng như chính thế giới “thức” của chúng ta mà, nhất là “quy trình cấu âm định hướng khái niệm” và quy trình trừu xuất âm, từ Xúc của chính Being–thể tài mà ta đang nhắm đến ở đây. Ta tham khảo âm vị là để học Phật, ta không nhất thiết “phải là” nhà nghiên cứu hay một “học giả” về ngữ âm, nếu ta cho rằng, cơ cấu lý tính của Phật là một loại cơ cấu thanh tịnh tuyệt đối, thế thì, một “tiếng” cười, một ký hiệu nào đó của Phật thị hiện làm “rung động thế giới” này, chắc phải là thuần túy vi diệu vô cùng. Vậy thì, bắt đầu bằng âm vị tiếng Anh, cũng là cách mở ra sự khảo sát tương ưng cùng âm vị của chú ngữ Phật-đà, mở ra sự khảo sát về cách tác dụng âm tố vòng của Kim Cang và đây cũng là một sự kiện đáng để bỏ công vào, tức là các giao diện “tri giác-cấu âm” với “cấu âm định tính khái niệm - (articulator-perceptional and conceptual-intentional interfacs).” Một chuỗi của các quy luật này được trích dẫn từ Chomsky như sau:

“Xin lặp lại là, những quy luật kết học (syntactic rule–luật cú pháp) của ngôn ngữ tạo sinh (generate–phát sinh), tức là một tập hợp vô hạn của các cấu trúc hiển, mỗi một cơ cấu đều có dấu ngoặc vuông đính nhãn thuộc về một chuỗi của các yếu tố cực tiểu, chẳng hạn, thí dụ đã nêu, ở đó, các yếu tố cực tiểu mà ta có thể nhận biết là, a, man, is, honest. Tự thân của mỗi một đơn vị này có thể sở biểu với tư cách là một chuỗi của các âm đoạn (segment), chẳng hạn, man là chuỗi hay mắt xích của những âm đoạn: /m/, /æ/, /n/. Mỗi một âm đoạn này, theo trật tự có thể được cho là một tập hợp của các nét loại biệt hóa (specified feature); vì vậy, /m/ cấu thành tính phức hợp nét (feature complex) [+ consonantal = + chất liệu phụ âm], [- vocalic = khử chất liệu nguyên âm], [+ nasal = + chất âm mũi] và v.v… Cơ cấu âm đoạn này của một đơn vị sẽ được thể hiện bằng một mục lục từ vựng (từ mục–lexical entry) –bảng từ vựng hóa các đặc trưng bản âm (inherent phonetic – âm vị vốn có), ngữ nghĩa và cú pháp của các đơn vị đang diễn luận. Từ vựng của ngôn ngữ là một tập hợp của những từ mục như vậy, có lẽ, ở đây ta không nhất thiết phải liên hệ đến bằng cấu trúc hậu bổ nào. Giờ thì chúng ta chỉ liên hệ với các thuộc tính âm vị của từ mục mà thôi.

Từ mục của một đơn vị nào cần loại biệt đúng các thuộc tính của đơn vị ấy mà chúng là cái đặc chất không bị quy luật ngôn ngữ học hạn định. Dụ như, đối với man, từ mục này phải được nhận chân rằng âm đoạn thứ nhì của nó là thuộc về nguyên âm hạ tiền thiệt (a low front vowel –nguyên âm lưỡi trước thấp–hạ tiền thiệt nguyên âm), tuy nhiên, xét về mức độ thời tính (tenseness–tính cách thì), phức trùng âm, âm mũi hóa, v.v… của nguyên âm này không nhất thiết phải được minh định trong từ mục, bởi vì các cấp độ đó đều là chất liệu có quy luật chung, phần nào dành cho hội thoại tiếng Anh đa dạng, một phần tổng quát cho mọi hội thoại tiếng Anh và phần nào là chất liệu của âm vị học phổ quát. Cũng vậy, từ mục dành cho man phải biểu thị là nó có một số nhiều bất nguyên tắc, bằng nguyên âm chuyển đổi từ âm thấp (hạ âm–low) đến âm trung (trung âm–mid). Các âm đoạn của từ mục này đều trừu xuất (abstract), có nghĩa là các luật âm vị học (âm luật học) của ngôn ngữ sẽ luôn chuyển động và tạo cho chúng thành tính đa dạng trong nhiều phương hướng, do vậy, nói chung, ở đó không nhất thiết phải là từng điểm một đơn thuần tương ưng giữa từ mục với âm biểu hiện thực (actual phonetic representation – biểu tượng âm vị thật sự). Dựa trên những dụ ngôn đang diễn giải, tôi sẽ sử dụng các âm biểu cho cách thường dùng, tức là, mỗi một âm biểu được xem như là một phức tính (complex) về một tập hợp nào đó của các nét, tôi sẽ sử dụng biểu tượng / /, và khi khép lại mọi biểu tượng, tôi sẽ sử dụng [ ] để đóng kín lại các từ biểu (lexical representation) đã phái sinh từ các từ biểu nhờ vào cách ứng dụng các âm luật, nhất là, kể cả âm biểu cuối đã có được là do cách ứng dụng bộ tập hợp hoàn chỉnh của các âm luật.

Trước hết, hãy khảo sát những từ như signi–signify (biểu thị–dấu hiệu, phù-biểu), paradigm–paradigmatic (đối vị - hình hệ, hệ đối vị - ngữ tướng), v.v… Do vì, ngữ tướng signi - signify là một hình thái phái sinh, nó sẽ trở nên minh bạch hơn khi ta đã tiến hành phân tích, trong trường hợp này, nó được tương ưng mật thiết với từ biểu trừu thể ẩn (the underlying abstract lexical representation). Vậy, hãy cho rằng, ta đang thử ấn định cho thân từ  (the stem – từ cán) bằng các hình thái này mà từ biểu /sign/ và /pærædigm/ ở đây, các biểu tượng như vậy sở hữu sự thuyết giải âm vị theo tính ước nghiệm (conventional phonetic interpretation) của chúng. Do vậy, yếu tố ẩn /sign/ sở thành là âm vị /sign/ trước – ify. Tuy nhiên, nó đắc thành như là âm vị /sayn/ một cách tách biệt. Một khảo sát tương tợ cũng quy cho paradigm.

Hình thái sign và paradigm tách biệt được minh định bằng một vài âm luật mà khi cùng thao tác, chúng tạo hiệu ứng để biến biểu tượng /ig/ thành /ay/ lúc mà nó đã tùy hành bằng âm mũi - ngữ - kết (a word – final – nasal). Sự phân tách thận trọng về âm vị  tiếng Anh nói lên rằng, tiến trình này có thể được phân thành một chuỗi của các âm bậc, kể cả (âm bậc thứ nhì và thứ ba mà trên thực tế, nó cần được phân tích hơn nữa) như sau:

1. a. velar becomes continuant before word – final nasal
(âm vòm mềm {nhuyễn ngạc âm} thành trường độ âm (liên tục âm) trước âm mũi ngữ hậu kết – ngữ kết tỵ âm)

b. vowel + velar continuant becomes tense vowel
(nguyên âm + nhuyễn ngạc âm trở thành nguyên âm căng)

c. // becomes [ay] (where /I/ is the tense segment corresponding to [i])
/I/ trở thành [ay] (mà ở đây /I/ là âm đoạn căng tương ưng với [i]).

Khi ứng dụng các quy luật này, cho /sign/ ẩn một cách đơn biệt, đầu tiên ta có được [siγn] (ở đây, [γ] là trường độ nhuyễn ngạc âm do quy luật 1a; vậy, 1b mà [sin] là âm đoạn căn; còn luật 1c là [sayn] cuối cùng tương ưng với [i]. Tức là luật 1c đơn biệt.

Luật 1a và 1b thuộc về quy luật quan hệ âm vị kém quan trọng (little interest), còn 1c là một bộ phận của các hệ thống phổ quát toàn diện thuộc về “nguyên âm hoán chuyển–vowel shift”, làm thành hạt nhân của âm vị học tiếng Anh. Chẳng hạn, có những lý do cụ thể để ta giả thiết rằng, thân từ chìm bên dưới các hình thái như divine-divinity (tính thần thánh siêu thế), thì /divīn/ ở đây là âm yếu (nhược âm) của [i] khi đứng trước–ity và nó trở thành [ay] bởi quy luật 1c đơn biệt. Cũng vậy, reptil (loài bò sát) phái sinh từ thân từ chìm bên dưới /reptīl/  trở thành [reptay] do quy luật 1c đơn biệt và [reptil] v.v… trong nhiều trường hợp khác.

Hãy tiếp tục khảo sát những từ như ignite-ignition (nóng chảy do kích hoạt lửa), expedite-expeditious (nhanh chóng do khẩn trương), và contrite-contrition (sám hối vì hổ thẹn). Đúng như reptile và divine phái sinh từ ngữ cán chìm /reptīl/ và /divīn/ , như vậy, ta có được một cách đáng kể bộ phận trước tiên của mỗi một cặp vừa nêu xuất phát từ /ignīt/ và /expedīt/ cũng như /contrīt/. Luật này (được ứng dụng) để nói lên rằng, quy luật 1c là quy luật thành tựu âm vị, là trường hợp đặc biệt về tiến trình phổ quát của nguyên âm chuyển hoán. Rõ ràng là, bộ phận thứ nhì của mỗi một cặp được phái sinh bằng các tiến trình 2 và 3 như sau:

2. Vowels become nontense before –ion, -ious, -ian, -ity, and so on
(Những nguyên âm không biến thành trường độ khi đứng trước –ion, -iuos, -ian, và ity, v.v…)

3. The segment /t/ followed by a high front vowel is relazed as [š].
(Âm đoạn /t/ đã tùy hành bằng một nguyên âm thượng tiền thiệt (nguyên âm lưỡi trước cao) được thành tựu xét như là [š]).”

Pháp Hiền cư sỹ (còn tiếp)
[Tập san Pháp Luân - số 61, tr39, 2009]