Tuổi trẻ và giáo dục Phật giáo tại Anh quốc

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Việc trao đổi quan điểm giáo dục Phật giáo (ngày 13-15/9/2008) đã sử dụng video để trình bày về lĩnh vực giáo dục Phật giáo. Chương trình này có thể dạy cũng như đang sử dụng Audio ở các trường Anh quốc và xứ Wales xem bằng phương tiện truyền thông. Muốn biết vấn đề này chi tiết hơn, hãy xem các chủ đề sau:


1. Bày tỏ sự hưởng ứng của các trường Tiểu học và Trung học ở Anh và Wales về đạo đức Phật giáo.
2. Đưa ra một vài khái niệm về đạo Phật và giáo dục Phật giáo được trình bày trong các trường ở Anh và Wales, đặc biệt qua phương tiện truyền  thông.
3. Đề nghị rằng giáo lý Phật giáo đang được trình bày trong các trường ở Anh và Wales, có thể cung ứng thích hợp ví như chìa khóa tri thức đem lại sự tươi mát và lợi ích cho tuổi trẻ. Việc phổ biến chương trình này đạt hiệu quả tốt về giá trị Phật pháp đối với thanh thiếu niên trong ngành giáo dục Phật giáo ở Anh cũng như các nước có truyền thống Phật giáo.

Trải qua mười năm kinh nghiệm trong nền giáo dục của hội The Clear Vision Trust, một hội từ thiện đã thành lập vào thập niên 90s, với mục đích truyền bá Phật pháp qua truyền thông nghe nhìn. Hội từ thiện này do các thành viên của nhóm Phật tử phương Tây thành lập ở Anh quốc vào năm 1968 do Thượng tọa Urgyen Sangharakshita thuộc phái Theravada lãnh đạo. Hiện nay có 1500 thành viên tham gia, Hội còn mở rộng thêm chi nhánh gọi là Friends of the Western Buddhist Order (FWBO).

Tóm lược về các yếu tố cơ bản của đạo Phật, mở rộng giáo lý Phật giáo cũng như cố gắng tìm ra phương cách sống mới nhờ thực hành giáo lý của đức Phật trong thế giới hiện nay. Dharmacharini, một thành viên nữ chính thức của Hội và cũng là huynh đệ đồng môn luôn chia sẻ công việc cho nhau, vì chúng tôi cùng chí hướng là phục vụ giáo hội theo khả năng của mình. Tuy nhiên, vào thập niên 90s có sự thay đổi trong nền giáo dục Tôn giáo tại các trường ở Anh và Wales, cho rằng: ngày nay, đạo Phật là một trong các tín ngưỡng tôn giáo đang được sùng bái và có thể ứng dụng trong ngành giáo dục. Đây là thông tin mới nhất, ngoài những tài liệu không thích hợp cho việc dạy, các giáo viên đã được huấn luyện để dạy cho học sinh nơi mà Phật giáo bắt đầu hội nhập.

Để thỏa đáng nhu cầu này, những người làm phim của hội đã kết hợp với hai giáo viên của trường Tiểu học Phật giáo là Pamasri và Adiccabandhu, bộ phim đầu tiên mang tựa đề Budhism For KS2v dành cho lứa tuổi từ 8 – 11 và đã phát hành vào năm 1994. Đó là thành công của Hội và là đỉnh cao của việc bán dĩa DVD đang thịnh hành. Hiện nay, chúng tôi đã đóng gói thành những hộp dĩa DVD để phát hành cho các trường ở Anh quốc. Hơn nữa, việc làm dĩa DVD để phục vụ cho các trường, chúng tôi đã đề nghị các giáo viên thuộc nền giáo dục Phật giáo bằng cách rèn luyện trong lớp học theo hệ thống Phật giáo hiện đại, với sự giúp đỡ của các khoa hành chánh và các nhà in ấn tài liệu Phật pháp để cung cấp cho học sinh. Chúng tôi cũng hoạt động khá thành công, thường xuyên viếng thăm các trường và phục vụ trung tâm Phật giáo Manchester. Từ sau thập niên 90s, chúng tôi đã đón nhận từ một đến hai ngàn trẻ em đi học.

Trong tất cả công việc này, chúng tôi cố gắng trình bày không những về niềm tin và rèn luyện theo truyền thống riêng của Phật giáo, mà còn truyền đạt giáo lý Phật học phổ thông cũng như tính đa dạng về các lĩnh vực Phật giáo khác. Khả năng của chúng tôi đối với công việc này ngày càng thông thạo, các hệ thống tổ chức Phật giáo nói chung, tự tin và có mối quan hệ tốt qua hoạt động của các hội viên nói riêng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chưa trình bày được tính đa dạng của nó, như trong dĩa DVD của trung tâm Phật giáo Manchester, đã khảo sát một số thuật ngữ khác nhau liên quan đến Phật giáo.

Clear Vision’s không phải là tài liệu Phật giáo bán cho học sinh các lớp ở Anh, mà các tài liệu khác hầu hết được sáng tạo bởi các ngành phi Phật giáo như chương trình BBC… các giáo viên thuộc ngành Giáo dục tôn giáo hoặc các nhà sản xuất thương mại về những tài liệu giảng dạy cho tất cả các môn học. Tài liệu của chúng tôi hiện nay rất phổ biến, được chính quyền cố vấn và ủng hộ. Thật là tự tin để nói rằng: Phần lớn Phật tử đều thích tài liệu của chúng tôi, vì tài liệu này do các giáo viên ngành giáo dục Tôn giáo làm; mặc dù chúng tôi được biết các giáo viên có khả năng hơn so với các Phật tử thuần thành, đó là sự thay đổi khác nhau và chức năng tự nhiên chưa hoàn chỉnh về chuỗi hoạt động chuyên môn của các nhà làm phim liên quan đến Phật giáo Anh hiện nay.

Hơn thập kỷ qua, giáo dục Phật giáo trở nên phổ biến trong các trường ở Anh quốc và Wales, cả giáo viên lẫn học sinh đều quan tâm đến. Hầu hết học sinh các trường khi tiếp xúc với Phật giáo chưa có kinh nghiệm hoặc với bất cứ các tôn giáo khác; toàn bộ dân số ở vương quốc Anh là 60.5 triệu người, có hơn 200,000 Phật tử, phần lớn người dân vô tội thường bị tôn giáo ruồng bỏ, riêng đạo Phật luôn thể hiện tinh thần vi tha, có thể dẫn dắt họ đạt đến sự yên tĩnh, thanh thản nội tâm. Cho nên, thanh thiếu niên rất mến mộ Phật giáo, xuất phát từ nền giáo dục Phật giáo, chúng thường nghĩ, đó là cảm giác tự nhiên của tuổi trẻ khi tiếp xúc với đạo Phật. Đối với một số người dù không phải là Phật tử, cũng thể hiện chủ nghĩa lý tưởng đạo đức mạnh mẽ mà họ nhận ra được qua hình ảnh trung thực trong đạo Phật. Đó là, lòng từ bi đối với các loài động vật, phần lớn Phật tử có nghề nghiệp lương thiện và bảo vệ môi trường mang lại kết quả tốt cho người dân và xã hội. Giáo lý truyền bá ở đây là bất bạo động, Nhân quả luân hồi và Ngũ giới… nhiều người đã cảm nhận được rõ ràng và ý thức về giá trị của giáo lý Phật giáo, đó là những nguyên lý đạo đức và nguyên tắc chỉ đạo thích ứng với cuộc sống hiện tại, chứ không phải là những giáo điều.

Tại trung tâm Phật giáo Manchester, chúng tôi bắt đầu tìm những người ở lứa tuổi 20 đến 29 để khuyến khích họ tham gia phục vụ các lớp học Phật pháp và Thiền quán dành cho người lớn tuổi, vì những gì họ học ở trường lúc nhỏ chỉ là kiến thức phổ thông. Dù có đồng ý điều đó hay không, một số thanh thiếu niên cũng tìm đến đạo Phật bằng niềm tin Phật pháp và sự bình thản tâm thức. Trên 14 tuổi, khi nền giáo dục tôn giáo phát triển thì có tính cách mở rộng, hầu hết các em có khả năng tiếp thu giáo lý dễ dàng hơn, ở các lớp trình độ A, các em thường chọn khóa học về nghiên cứu tôn giáo; các khóa thi chung ở lứa tuổi 16 hoặc 18 thì tách biệt rõ ràng. Gần đây, khóa học trình độ A có tổ chức buổi thảo luận về quan điểm Phật giáo với sự tham dự của nhóm nữ sinh ở lứa tuổi 17, các em thảo luận rất sinh động bằng những câu hỏi có tính cách liên quan đến nền giáo dục Phật giáo với tuổi trẻ.

Hiện nay, mặc dù gặp khó khăn trong việc dạy, nhưng tất cả giáo viên đều có tinh thần phục vụ cao, đặc biệt để bày tỏ sự sùng bái đạo Phật, các giáo viên thường xuyên quan tâm đến hành động của học sinh để nhắc nhở và khuyên bảo các em trở thành người hữu ích cho xã hội. Đồng thời, các giáo viên thường kể các mẫu chuyện hoặc cho xem DVD liên quan đền lịch sử đức Phật như bộ phim “Siddhartha and Swan”… rồi kết luận câu chuyện bằng giá trị đạo đức và ứng dụng trong cuộc sống.

Như vậy, nhiều tài liệu giảng dạy có giá trị cho việc dạy giáo lý Phật giáo ở các trường Anh quốc, như một loạt quy luật và những giáo điều tổng quát, chẳng hạn như Phật tử thì không được nói dối, không được trộm cắp hoặc đời này tạo điều ác thì đời sau sẽ chịu quả báo làm thân trâu ngựa, v.v… Những điều này được giải thích trong ngũ giới. Tuy nhiên, đối với các nhà tri thức dường chưa tán thành với lối giải thích đơn giản và phương pháp giảng dạy không có sức thu hút học sinh ở các trường Anh quốc. Theo quan điểm của tác giả, tài liệu tốt nhất để truyền bá đạo Phật hiện nay chính là đạo đức Phật giáo, như là tập hợp các nguyên lý và phương hướng chỉ đạo có thể đạt kết quả khả quan hơn. Những nguyên lý được thực hiện khác nhau theo từng tình huống, cách sống cũng như việc thực hành phải thích ứng theo lứa tuổi, dẫn đến sự nhận thức sâu sắc và dần dần chuyển hóa tự tâm, mang lại lợi ích cho tuổi trẻ hiện nay. Vấn đề này sinh ra ý thức về sự đa dạng cho mỗi thành viên và trách nhiệm của mỗi người đại diện về kết quả đạt được qua các hành động thực nghiệm. Thay vì sử dụng những thuật ngữ theo quan điểm cá nhân như tốt-xấu, vui-buồn, hơn-thua… Chúng được xác định tư cách đạo đức hoàn thiện bằng những phương pháp có thể nhận biết một cách dễ dàng và thực tế hơn đối với tuổi trẻ như lòng tử tế, khoan dung, độ lượng, v.v… Bây giờ chúng tôi sẽ khảo sát những tài liệu về phương pháp của Hội tiêu biểu cho nền đạo đức Phật giáo, bắt đầu tìm thấy trong lãnh vực giáo dục. Đây là sự khác nhau trong cách cung ứng với nền giáo dục ở Anh, Wales, Scotland và Ireland. Tài liệu của Hội được phát thảo một cách chính yếu những giáo trình ở Anh và Wales. Ở đây, nền giáo dục tôn giáo được phép dạy học sinh 2 điều:

1. Học về tín ngưỡng: ví dụ như trau giồi kiến thức và sự hiểu biết về cuộc đời đức Phật, thực hành giáo lý của Ngài và sự ứng dụng trong cuộc sống.
2. Học từ tín ngưỡng trong việc nghiên cứu: ví dụ như tự hỏi“nếu tôi đang thực hành chánh ngữ thì có lợi ích gi?... Lời dạy tốt nhất làm cho học sinh có khả năng trình bày lý luận chặt chẽ, khảo sát chuẩn mực về những quan điểm khác nhau và giàu tính sáng tạo với những lời dạy về tín ngưỡng tôn giáo. Những dĩa DVD của Hội dạy về đạo Phật, đang sử dụng video bằng nhiều phương thức khác nhau để giải thích lời dạy của đức Phật và được phát hành ở những quốc gia có truyền thống Phật giáo như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, v.v…, được minh họa bằng những mẫu chuyện hoặc những cuộc nói chuyện để cùng nhau chia sẻ nếp sống đạo đức, tín ngưỡng ở nơi làm việc, ở nhà hoặc những người tôn sùng đạo Phật.

Trong dĩa DVD dành cho lứa tuổi từ 12-14 với tựa đề Living Buddhism for KS3 được phát hành rộng rãi ở Anh do những người Phật tử muốn gây quỹ ủng hộ Phật giáo. Mỗi dĩa bao gồm một sổ tay ghi những thông tin cần thiết cho giáo viên và học sinh biết thêm về những chi tiết trình bày trong mục video. Giáo viên thì được dùng miễn phí, nếu ai có nhu cầu cần thiết thì nhận thêm tài liệu, hầu hết tài liệu đều theo mẫu đặc biệt là:

1) Thảo luận những quan điểm hiện tại.
2) Xem video.
3) Thảo luận xong và đặt câu hỏi.
4) Mở rộng sự suy nghĩ nhanh nhẹn và hiểu biết của học sinh.

Nhiều tài liệu gợi ý đầu tiên do yêu cầu của học sinh để đi đến kết luận, rồi thảo luận quy luật nào mà chúng sống phù hợp nhất. Có lẽ đây là những quy luật bình thường hoặc là học sinh nhận biết mà không nói ra vì sợ xúc phạm đến đạo đức của chúng. Từ đó nhiều câu hỏi được đặt ra như: Học sinh đã học những quy luật này ở đâu? Khi thuần thục những quy luật đó thì kết quả thế nào?...

Sau khi trình diễn video, giáo viên sẽ mời đặt những câu hỏi và thảo luận để phát huy khả năng hiểu biết của học sinh, những hoạt động gợi ý bao gồm thủ thuật về 5 nguyên tắc chỉ đạo làm cho học sinh thích thú để thấy được trường cũng có một nền giáo dục tốt giúp cho học sinh có cách sống phù hợp với thời đại. Đối với vấn đề này, tôi sẽ đề nghị rằng: nền giáo dục tôn giáo phải cho phép học sinh tự chọn lựa môn học theo sở trường của chúng. Chúng tôi có thể thừa nhận những học sinh tán thành việc dạy bất cứ tôn giáo nào, chúng tôi cũng không quy định học sinh phải tham gia vào các buổi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến khích học sinh làm thế nào để nhận ra được giá trị tất yếu về lòng từ bi, khoan dung, độ lượng… luôn được thực hành trong cuộc sống.

Bây giờ chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề Thiền quán. Tất cả giáo viên thích học sinh của mình có tâm hồn tự tại, vắng lặng nhờ thực hành Thiền quán. Để phát triển chánh niệm cho học sinh, lúc đầu chúng tôi cho thực hành đơn giản trong khoảng thời gian ngắn như là ngồi im lặng và hít thở đều đặn. Hầu như tất cả truyền thống Phật giáo đều dạy Thiền quán trong các Tự viện. Theo nền giáo dục Phật giáo của Hội cũng dạy học sinh thực hành Thiền quán để nuôi dưỡng sự tỉnh thức và chính sự tỉnh thức này là sức sống mãnh liệt cho việc trau dồi đạo đức. Nếu không có sự tỉnh thức, chúng ta sẽ không khéo léo trong phong cách xử sự với mọi người, có như vậy mới đủ khả năng chọn lựa đúng với nguyên tắc xử thế và đạt được kết quả tương ứng.

Những sổ tay trong hộp dĩa DVD đã viết “Hãy thực hành im lặng”, các giáo viên có thể ứng dụng trong lớp học. Đối với tuổi trẻ hiện nay, việc phát hành dĩa này rất phổ biến. Trong cuộc viếng thăm Trung tâm Phật giáo Manchester, các giáo viên đã ngạc nhiên bởi sự yên tĩnh bất ngờ ngay trong lớp học. Như vậy, đối với các em thì Thiền định khác với sự yên tĩnh như thế nào? Đặc biệt, học sinh trên 14 tuổi có sự lựa chọn riêng như thực hành Quán niệm hơi thở (Anapanasati) hoặc Từ bi quán (Mettabhavana). Bởi vì, tối thiểu nhất của đạo đức con người chính là lòng từ bi. Trong tài liệu có đề cập đến biểu tượng của Bồ-tát như là một mẫu người lý tưởng, làm động cơ thúc đẩy cho học sinh tăng trưởng lòng từ bi, thực hành chánh niệm tỉnh giác trong cuộc sống hàng ngày và tự nhiên trí tuệ sẽ hiển bày.

Phật giáo hội nhập ở các trường Anh quốc và Wales tuy còn gặp nhiều trở ngại trong bước đầu thực hiện nền giáo dục Phật giáo và sử dụng dĩa DVD cũng như xem chương trình video để tạo sự hấp dẫn cho học sinh, nhưng nhờ đó mà học sinh có thể cảm nhận được giá trị đạo đức Phật giáo. Hiện nay, các giáo viên của Hội đã tận dụng hết năng lực để khuyến khích các em học các môn liên quan đến giáo lý của đức Phật và ứng dụng giáo lý Phật giáo trong việc giáo dục tuổi trẻ theo nếp sống đạo đức.

Tuệ Giác dịch
theo www.clear-vision.org
[Tập san Pháp Luân - số 68, tr86, 2009]