Tập san Pháp Luân - số 5

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Trong số này:

#Tác giảTiêu đềTrang
1  TT. Thích Đức Thắng Để trở thành người Phật tử tại gia (tt)  03
2  Tâm Phương Phật giáo Việt Nam sinh hoạt thời mới vào  07
3  Trí Lộc Cuộc đời và ánh đạo của Tôn giả Sàriputta  13
4 Thích Đồng Thành Vu Lan: Lẽ sống, Tình người  18
5 Viên Quang Vu lan - báo hiếu  25
6 Trí Tại Tinh thần báo hiếu theo đạo Phật  30
7 Nguyên Châu Vu Lan ngày về  33
8 Mộng Yên Sinh Đôi miền ngăn cách (thơ) 35
9  Nguyên Liên  Ân nghĩa sanh thành  36
10  Diệu Hải  Nước và sóng  39
11  Ỷ Thu Am  Người Phật tử tại gia (tt)  40
12  Nhuận Châu  Tương quan giữa Du-già hành tông và Hoa nghiêm tông  45
13  Hướng Thiên  Nó vốn như vậy  51
14 Vĩnh Thi Khóa Lễ Thu (thơ) 53
15  Trúc Lam  Hãy mở rộng tình thương  54
16  Quảng Anh  Ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp lên nét điêu khắc ban đầu của Phật giáo (tt)  56
17  Uyên Lam  Bụi hồng (thơ)  61
18  Ngọc Hân  Trầm tích (thơ)  61
19  Thông Nhã  Hạt bụi ca (thơ)  62
20  Quang Tuệ  Hành trình (thơ)  62
21  Từ Niệm  Bụt gọi sáng nay (thơ)  63
22  Trí Đạo  Thoáng suy tư  63
23  Thiện Nguyên  Ráng chiều  64
24  Tusita  Bài ca cho con  66
25  Phước Tâm  Thiền sư Quảng Nghiêm và bài kệ cuối đời của ngài  70
26  Quang Sơn  Bùn nào làm làm uế được pha lê (Chuyện tiền thân)  74
27  Chúc Thanh  Gương hiếu hạnh của một Thiền sư Nhật Bản  79
28  Minh Hạnh  Nỗi khắc khoải của nó  80
29  Tâm Minh  Vu lan va địa ngục trong tâm thức mỗi người  83
30  Thích Nguyên Tạng  Cha mẹ, con cái và phương tiện truyền thông  86
31  TV. Nam Mô  Xin vơi thù hận - xin đừng sát sinh  90
32  Từ Quang  Ấn Độ vừa khai quật một Thánh tích Phật giáo tại bang Gulbarga  94
33  Tuệ Tâm  Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 4  95
34  Yến Nhi  Trung Quốc tìm thấy ngọn núi có hình dáng đức Phật nằm  96
35 Sỏi Đá Nhớ Mẹ! (thơ) 96
36  An Lạc  Mẹ còn (nhạc)  b3

Đức Phật dạy rằng:

1) Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được công đức mẹ cha, kể trong muôn một.

2) Ví lại có người, gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cúng nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nàn, riêng mình cam chịu, thịt nát xương tan, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần, kể trong muôn một.

3) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

4) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình, cầm dao khoét ruột, móc lấy tim gan, luyện thành than thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

5) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, trăm nghìn vòng dao, băm vằm thân thể, thịt nát xương tan, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

6) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì báo ơn mẹ, lấy mình đốt lên, làm cây đèn thịt, cúng dàng chư Phật, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

7) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương lấy tủy, để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

8) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì cứu mẹ cha, trải trăm nghìn kiếp, nuốt viên sắt nóng, cháy sém cả mình, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một.

(Trích kinh Đại Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân)