Chiếc lá cuối cùng

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

(PLO) Câu chuyện kể về hai cô bạn sống chung trong một phòng trọ. Cô Giôn-Xi một họa sĩ tin chắc mình sẽ chết, cô đếm từng chiếc lá rụng của tàn cây thượng xuân ngoài cửa sổ. 

Bà cô của tôi sau những ngày ở bệnh viện về, vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, bác sĩ dặn những người lớn trong gia đình phải chăm sóc bà cẩn thận, không cho bà phật ý dù một chuyện nhỏ, con cháu sau những giờ đi làm, đi học về lại quây quần bên bà, bà vui và khỏe hơn dù thuốc uống càng ngày càng phải nặng đô.

Những ngày này, vì muốn giấu đi sự thật bệnh trạng của bà, tôi không liên lạc cùng Kiều - đứa con gái của bà lấy chồng ở Mỹ. Vì biết bản tính của mình là không giấu được sự thật bằng cách không một dòng e-mail, không một lần phone cho Kiều nếu cô bạn thân của Kiều không đến thăm, nếu như không nghe được sự thật về căn bệnh nan y thì bà cô tôi đâu đột ngột ra đi khi cả nhà chưa tin cho cô con gái bà thương yêu nhất ở cách xa nữa vòng trái đất. Nhận được tin mẹ qua đời, Kiều về kịp trước giờ tẩm liệm mẹ 15 phút. Sau đám tang Kiều trách tôi sao không tin cho biết bệnh tình của mẹ khi đã 3 lần xạ trị mà để đến lúc bà qua đời mới tin, cả gia đình và tôi chẳng biết nói sao, không thể cho Kiều biết sự thật về sự thiệt tình của cô bạn thân Kiều. Người chết đã yên phận, người sống còn phải sống, phải làm gì để cho tròn trách nhiệm làm người.

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ O-Hen-Ri.

Câu chuyện kể về hai cô bạn sống chung trong một phòng trọ. Cô Giôn-Xi một họa sĩ tin chắc mình sẽ chết, cô đếm từng chiếc lá rụng của tàn cây thượng xuân ngoài cửa sổ. Đối với cô lúc này, chiếc lá là biểu tượng thời gian, đó là chiếc đồng hồ số phận của cô, biết được căn bệnh nan y, cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh. Cô cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, là lúc cô sẽ chết. Niềm hy vọng duy nhất cô đặt cả vào chiếc lá vàng úa, mỏng manh, nhỏ nhoi. Cuộc đời cô lúc này như ngọn đèn cạn dầu leo lét trước gió. Nhưng chiếc lá đã không rụng. Cô đâu hiểu rằng chiếc lá đó là chiếc lá giả; chiếc lá, là tác phẩm kiệt xuất của cụ già hàng xóm Bơ-men. Cụ vẽ nó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng. Giôn-xi chợt hiểu ra: “Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng”, cùng với niềm hy vọng ấy, nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống hồi sinh khiến bác sĩ phải thốt lên: được 5 phần 10 rồi. Trước đó bác sĩ đã nói “Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hy vọng được một thôi”. Điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe trở lại, có thể một phần do thuốc men, một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của cô bạn. Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường chết là màu xanh của chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện. Cuộc đấu tranh để bảo tồn cái nhỏ nhoi ấy, cái yếu đuối ấy là phẩm chất tuyệt vời của tình người.

Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ già Bơ-men trong tác phẩm đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình.

Giá như cô bạn của Kiều đừng quá nói thật…Trong khi thuốc men phát huy hiệu lực, biết rằng chỉ kéo dài sự sống nhờ sự chăm sóc chu đáo và sự động viên khuyên răn của người thân, tưởng chừng bà cụ khoẻ nhiều có ngờ đâu một sự thật quá bất ngờ đánh đổi tất cả. Tôi biết bà cô tôi bịnh thân một phần nhưng bệnh tâm đến chín phần.

Bạn có nhớ cái thành trong kinh Pháp Hoa, phẩm Hóa Thành Dụ thứ bảy không? Vị Đạo sư dùng phương tiện ở giữa đường hóa làm một cái thành giả để mọi người nghỉ chân. Tôi lại đem cái thành đó để so sánh với chiếc lá cuối cùng có đơn giản quá không? Nhưng tôi nghĩ đó là sự tiếp sức, là nghệ thuật chân chính mang chức năng sinh thành và tái tạo, nó đánh thức niềm tin trong cuộc sống, một chiếc lá đã cứu được một mạng người.

Chiếc lá và cái thành đâu có thật. Nó là giả nhưng nó chứa đựng cái chân, nếu như không có chiếc lá giả thì cô gái đã chết vì tuyệt vọng, nếu không có cái thành hóa ra thì đoàn người đã thối lui không đến được đích vì mệt mỏi. Nếu người bạn của Kiều biết được nghệ thuật nói dối một chút…

Như vậy sự thật không phải nhận thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức. Sự thật trong cuộc sống đồng nghĩa với tình thương yêu nữa. Điều gì cứu giúp làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng đến chân lý, điều đó mới là sự thật, tất cả những hành động lời nói dù là đúng với mắt thấy tai nghe nhưng khiến cho người khác hoặc chính mình lâm vào cảnh tuyệt vọng, mất đi sức mạnh tinh thần đó là sự thật nhưng sự thật… của quỷ Dạ xoa tàn nhẫn.

Trong cuộc sống sự thật của tình thương cao cả và sự thật của quỷ luôn luôn xáo trộn và mập mờ. Một điều giả có thể cứu người, nhưng một lời nói thật phủ phàng có thể giết người. Để phân biệt khoảng cách giữa giả và thật là điều khó khăn và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống vàng thau lẫn lộn này.

Nói dối thế nào để lời nói dối ấy là nói dối chứa đựng tình thương yêu con người?

Tôi và bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và cố gắng trau dồi trí tuệ để sự thương yêu luôn đi kèm cùng sự hiểu biết phải không bạn! 
 
Uyên Như
(*) Chiếc lá cuối cùng: Tên tác phẩm của nhà văn O-Hen-Ri
[Tập san Pháp Luân - số 3, tr.]

Phàm lệ

Đây là phần dịch Việt từ môn đọc hiểu Phật điển Sanskrit, khoá 12 khoa Phật học Sanskrit, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp.HCM. Bản dịch này chủ yếu từ nguồn tài liệu chữ Phạn (Sanskrit) hiện hành, bên cạnh đó, do vì kinh điển thường tụng ở chùa Việt thường dùng âm Hán Việt, nên để tiện tham chiếu, dịch văn chữ Hán của La Thập tương ứng cũng được đính kèm.

Triṃśikāvijñaptimātratākārikā

Duy Thức Tam Thập Tụng - Đối chiếu Phiên dịch 

 “Khởi kỳ thủy thế gian chỉ có một mình Tự Ngã, trong hình dạng một con người (Purusha). Anh ta nhìn chung quanh không thấy có gì nữa ngoài bản thân mình. Thoạt tiên anh ta nghĩ: ‘Đây là Tôi’ do vậy anh ta trở nên có tên là ‘Tôi’.

Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc, hy sinh tận tụy…

Cuối thu, bầu trời thật ảm đạm, những cơn mưa cứ ập đến có khi trầm ngâm, da diết rồi bỗng ào ạt, xốn xang như len lỏi tận cùng ngõ ngách của bao tấm lòng người con xa xứ. Kia, ông mặt trời hé môi cười báo hiệu cho buổi sáng tinh khôi, thoang thoảng đâu đây con nghe dìu dịu - hương tỏa ngát từ những cánh sen hồng. Bất chợt giật mình, Vu lan về rồi ư?

Ý niệm tình thương mà con người có được nơi trái tim có lẽ đã khơi nguồn từ tình thương của mẹ. Nói đến mẹ là nói đến tình thương. Con trẻ vừa lọt lòng là được tiếp xúc ngay với nguồn suối tình thương của mẹ.

Giữa thế kỷ thứ IV, Phật giáo từ Trung Quốc truyền vào bán đảo Hàn Quốc. Bấy giờ Hàn Quốc bị chia thành ba vương quốc: Cao Cú Ly (Kokuryu), Bách Tế (Paekche) và Tân La (Silla). Ngay sau khi Phật giáo truyền đến vương quốc Cao Cú Ly (372) và vương quốc Bách Tế (384) đã được hai vương quốc này công nhận là quốc giáo. Nhưng gần hai thế kỷ sau, vương quốc Tân La mới công nhận Phật giáo là quốc giáo. Đây là nguyên nhân vương quốc Tân La được thành lập sau cùng trong ba vương quốc khi quyền lực tập trung dưới sự cai trị của một vị vua.

Tâm lý học xã hội, tín ngưỡng tôn giáo được xem là nền tảng kiến tạo đạo đức, điều chỉnh trật tự xã hội. Trong tâm lý học xã hội, tâm lý giáo dục, tâm lý học đương đại, tâm lý quản lý và tâm lý trị liệu… các học giả đã đề cập vấn đề tín ngưỡng khá phổ biến. Tín ngưỡng trong xã hội học được xem là nhu cầu đáp ứng khát vọng tâm linh cho con người.

Tết đến, cũng như các dịp lễ lạc hệ trọng khác trong năm, Tăng, Ni, Phật tử các chùa thường làm báo tường, ra nội san… Nhân dịp xuân về, chúng tôi đề xuất một hình thức mới, đó là tạp chí video (còn gọi là tạp chí truyền hình, khi được đưa lên phát trên sóng truyền hình quảng bá hay truyền hình online).

Chúng tôi đã xem nhiều tác phẩm điện ảnh thể hiện sự đau khổ của kiếp người, nhưng có lẽ, phim Cánh đồng bất tận, chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, là bộ phim khiến chúng tôi phải suy nghĩ nhiều nhất. So với tác phẩm văn học, cái khổ trong phim Cánh đồng bất tận được đẩy lên một tầng nấc mới, nặng nề và đau xót hơn nhiều.

Thái Bình – mảnh đất của những cánh đồng phì nhiêu, tươi tốt. Nằm bên bờ sông Hồng, một trong hai con sông lớn nhất Việt Nam (sông Hồng, Sông Cửu Long). Bởi vậy Thái Bình luôn đón nhận được những lớp phù sa phì nhiêu bồi tụ. Nó chính là chất liệu để làm nên đặc trưng truyền thống nông nghiệp lúa nước nơi đây, để rồi những đặc trưng đó đã quy định những giá trị văn hóa của vùng đất này – văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Kể từ sau đời Hán, Đôn Hoàng trở thành con đường giao thông huyết mạch từ Trung Hoa sang Tây Vực, và cũng từ đó, văn hóa Trung Hoa dần dần được truyền đến Đôn Hoàng. Với vị trí tiếp giáp Tây Vực, Đôn Hoàng tiếp nhận văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ rất sớm. Văn hóa Tây Á, Trung Á theo hướng truyền về phía đông của văn hóa Phật giáo Ấn Độ cũng dần dần được truyền đến Đôn Hoàng. Hai nền văn hóa Trung-Tây hội tụ, va chạm, hòa lẫn với nhau tại đây.

Những đêm dài heo hút giữa lòng con/ Đôi mắt Mẹ hiện về sâu thăm thẳm/Chừ tuổi hạc gầy hao theo tuế nguyệt/ Sương đêm rơi trong cõi nhớ chập chùng.

Con đành xa Mẹ từ lâu/ Đến nay mấy bận bạc màu xiêm y/ Thời gian còn lại những gì?!/ Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.

Vin cành lộc thắm - mẹ khai duyên/ Bảy bước, nhân gian trổ phước điền/ Ngưỡng vọng, phạm thiên che lọng trắng/ Tín thành, long chúa cúng mưa tiên

Truyền thông - "hiện đại hóa" hay thừa tiếp truyền thống Phật giáo?

Ta thường nghĩ rằng, Đạo và Đời là hai lãnh vực khác nhau, Đạo thì cao siêu, rộng lớn mà Đời thì phàm phu, chật hẹp.

Hạt giống ganh tỵ vốn có ở trong tâm thức của mỗi chúng ta, nó là thuộc tính của chấp ngã.

Đất nước Việt Nam với chiều dài từ Bắc vô Nam, theo dấu tích lịch sử, Phật giáo vùng Bắc bộ được ảnh hưởng từ Trung Quốc, Trung Bộ và Nam bộ được ảnh hưởng từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Phật giáo được truyền đến Tibet chính thức là khoảng thời vua Srong-btsan sGam-po

Trước tiên Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ đã được truyền đến Gandhāra, và mở rộng đến Trung Quốc thông qua đường Trung Á.

Trao đổi ý kiến với một vị thượng tọa đã từng làm việc tại Viện Đại học Vạn Hạnh từ những năm ngoài 20 tuổi, tôi được lưu ý không nên bỏ qua vai trò Viện Đại học Vạn Hạnh là một think tank của tổ chức Phật giáo tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Tiêu chuẩn hợp lý được đặt ra cho nền khoa học hiện đại và  chủ nghĩa duy vật ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của giới trí thức. Phần lớn những nhà trí thức hiện đại đưa ra những luận cứ để chối bỏ những lý luận siêu hình và những lễ nghi Tôn giáo truyền thống.


Giáo dục là một trong những hoạt động cơ bản của xã hội con người. Từ giáo dục (education) có gốc từ tiếng Latin “educare” mà nó có nghĩa là nuôi nấng dạy dỗ, đặc biệt trong sự liên hệ với trẻ em; và thường được liên hệ với động từ “educere” mà nó có nghĩa là sinh ra.

Tựa đề này được mô phỏng từ chương thứ ba của sách Phật điển đã được Hán dịch như thế nào của tác giả Funayama Tōru. Chương thứ ba ở đấy có tên đề đầy đủ là “Việc phiên dịch đã được làm như thế này: Phương pháp cụ thể để tác thành Hán dịch và sự phân chia vai trò trách nhiệm”.

仏典はどう漢訳されたのか:スートラが経典になるとき

Đại Tạng

Đây là tựa đề của một quyển sách của tác giả Funayama Tōru. Sách có tựa đề đầy đủ là “Phật điển đã được Hán dịch như thế nào: Khi Sūtra trở thành kinh điển”, trong nguyên tác tiếng Nhật là 仏典はどう漢訳されたのか:スートラが経典になるとき (Making Sutra into ‘Classics’ (jingdian): How Buddhist Scriptures Were Translated into Chinese), được xuất bản bởi Iwanami Shoten, năm 2013.