Trung Quốc Tổ chức kỷ niệm 1660 năm ngày khánh đản ngài Cưu-ma-la-thập

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Trung Quốc: Tổ chức kỷ niệm 1660 năm ngày khánh đản ngài Cưu-ma-la-thập

Sáng ngày 16.10, tại chùa Thảo Đường thuộc huyện Hộ, tỉnh Tây An, Trung Quốc đã long trọng cử hành lễ kỷ niệm 1660 năm ngày khánh đản của ngài Cưu-ma-la-thập (344-413 AD), một trong bốn nhà dịch kinh nổi tiếng Trung Quốc. Tham dự có hàng trăm nhân sĩ Phật giáo của 2 nước Trung - Nhật.

Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời làm tướng quốc, mẹ là em gái của vua Ba Tư. Năm 401, Ngài được vua Tần Diêu Hưng mời đến Trường An theo nghi thức tiếp đãi của một quốc sư. Ngài ở chùa Thảo Đường dịch kinh; nơi đây, từ một dịch trường có tầm cỡ quốc gia; trở thành một phật học viện có đến 3000 đồ chúng, với những đệ tử xuất sắc như ngài Tăng Triệu, ngài Đạo Sinh, v.v… Tại đây, Ngài đã dịch được 74 bộ kinh 384 quyển, hệ thống hóa tư tưởng Đại thừa và làm cho Phật giáo Đại thừa phát triển rộng khắp Trung Quốc.

Từ năm 12 tuổi đến năm 70 tuổi công việc chính của Ngài là giảng dạy và dịch kinh.

Ngài đã đem giáo pháp đại thừa truyền khắp Tây Vực và Trung Quốc, và không chỉ dừng lại ở đó mà còn ảnh hưởng đến Nhật Bản, Triều Tiên, v.v…

Ngài viên tịch, làm lễ trà-tì và xá-lợi của Ngài được nhập bảo tháp tại chù Thảo Đường. Tương truyền lưỡi của Ngài vẫn còn nguyên vẹn sau lễ trà-tì. Hiện nay tại chùa vẫn còn có tháp thờ xá-lợi của Ngài, trên có khắc hàng chữ: 姚秦三藏法師鳩摩羅什舍利 (Diêu Tần Tam Tạng Cưu-ma-la-thập) cao 2,3m; hình dáng điêu khắc, rất đẹp theo lối kiến trúc thời Đường.

Nhân ngày kỷ niệm này, tại Tây An đã tổ chức hội nghị giao lưu học thuật Phật giáo với nhan đề: “Cưu-ma-la-thập dịch kinh và văn hóa Phật giáo Trung Nhật – kỷ niệm 1660 năm ngày sinh của Ngài”

Cũng sáng hôm đó, pháp sư Đế Thính, phương trượng chùa Thảo Đường đã đem bản dập khuôn Khuê Phong bích tặng cho trưởng đoàn đại biểu Nhật Bản, Cao Kiều Hằng Thứ v.v… của trường Đại học Phật giáo Nhật Bản.

Mai Vàng
[Tập san Pháp Luân - số 8]