Không nên biến đạo Phật thành một mốt thời trang

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói : “Các tín ngưỡng không thể hợp nhất cùng với Thiên chúa giáo”.


Trong cuộc hội thảo tại hội trường khách sạn Eurobuilding, thành phố Madrid, Tây Ban Nha, đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, đã yêu cầu phương Tây không nên tiếp nhận đạo Phật như một thời trang văn hóa.

Được hỏi: “Tương lai của Phật giáo ở Tây phương như thế nào?”

Trả lời: “Mỗi người có những truyền thống khác nhau thì nên giữ truyền thống của chính mình hơn là thay đổi. Tuy nhiên, ở Tây Tạng, vẫn có một số người thích đạo Hồi, vì vậy họ theo đạo Hồi. Ở Tây Ban Nha, một số người thích đạo Phật, do đó họ theo đạo Phật. Nhưng điều quan trọng là mỗi người phải suy nghĩ về tôn giáo mà mình đã chọn để theo một cách cẩn thận. Đừng theo đạo như theo một mốt thời trang. Một số người đầu tiên theo đạo Cơ đốc, kế đến theo đạo Hồi, sau đó theo đạo Phật và cuối cùng không theo đạo nào cả.”

“Ở Mỹ, tôi đã từng gặp những người tin theo đạo Phật và họ thay đổi đạo như thay y phục”. Ngài cười và nói “Trong thời đại mới, người ta lấy một chút gì đó của đạo Hindu, một ít của đạo Phật, v.v… Điều đó thì không có lợi chút gì cho họ”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói với họ về những cuộc gặp gỡ của Ngài với đức Giáo Hoàng John Paul II. Trong những cuộc gặp gỡ đó, Ngài đã từ chối một phần nào đó sự pha trộn và hợp nhất giữa Thiên chúa giáo và đạo Phật.

“Ngay lần đầu tiên, Tôi có một cuộc gặp gỡ với ông ta rất là vui vẻ”. Ngài nói: “Không có sự hợp nhất giữa Phật giáo và Thiên chúa Giáo.” Ngài cũng lưu ý rằng “Có chăng chỉ là mối quan hệ gần gũi và hiểu nhau hơn, đó là điều đang diễn ra giữa các tôn giáo”.

Ngài lại nói: “Đối với những người đang thực hành một kỷ năng riêng biệt chỉ nên theo một chân lý, một tôn giáo, điều đó rất quan trọng. Không nên cùng một lúc theo vài chân lí, vài tôn giáo, vì như vậy nó sẽ gây mâu thuẫn lẫn nhau”.

“Tôi là Phật tử” Ngài nói thêm “Vì vậy, đối với tôi, đạo Phật là chân lí, là tôn giáo duy nhất. Đối với người bạn Thiên chúa giáo của tôi, thì Thiên chúa giáo là chân lý, là tôn giáo duy nhất. Còn đối với người bạn Hồi giáo của tôi, thì đạo Hồi là chân lí, là tôn giáo duy nhất. Trong lúc này, tôi tôn trọng và cảm phục người bạn Hồi giáo và người bạn Thiên chúa giáo của tôi. Nếu bằng sự hợp nhất, bạn cho là đang pha trộn, điều đó chỉ là vô ích”.

(Phỏng dịch theo nguồn tin từ TTX Zenit)

Yến Nhi
[Tập san Pháp Luân - số 2, tr.94]