Tập san Pháp Luân - số 6

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Trong số này:

#Tác giảTiêu đềTrang
1  TT. Thích Đức Thắng  Tứ đế  03
2  Tâm Phương  Phật giáo Việt Nam sinh hoạt thời mới vào  
3  Trí Lộc  Cuộc đời và ánh đạo của Tôn giả Sàriputta (tt)  
4  Trí Nguyệt  Một thời làm điệu  
5  TT. Thích Hạnh Thiền  Ôn Trí Thủ khai thị hậu sinh  
6  Ỷ Thu Am  Đạo Phật với tuổi trẻ  
7  Đồng Tiến  Tết Trung Thu  
8  Hướng Thiên  Gã cùng tử trở về  
9  Nguyên Châu  Vài cảm nhận về Tôn giáo trong thời hiện đại  
10  Phước Tâm  Thiền sư Quảng Nghiêm và bài kệ cuối đời của ngài (tt)  
11  Nhuận Châu  Tương quan giữa Du-già hành tông và Hoa nghiêm tông (tt)  
12  Thích Nguyên Tạng  Bảo tháp Borobudur: Một kỳ quan của Phật giáo thế giới   
13  Tâm Phương  Phật giáo Việt Nam sinh hoạt thời mới vào (tt)  
14  Vĩnh Thi  Khói lam (thơ)  
15  Sỏi Đá  Ngắm Thu (thơ)  
16  Tuệ Nguyên  Bóng Mẹ (thơ)  
17  Ngọc Hân  Dạ khúc (thơ)  
18  Hương Văn  Hương sen (thơ)  
19  Mộng Yên Sinh  Trăng Thu hay tình Mẹ  
20  TN. Đồng Hòa  Tình Cha  
21  Quang Sơn  Trong cơn nguy khốn biết tình bạn thân (chuyện tiền thân)  
22  Nguyễn Phước  Sa-di đuổi quạ  
23  Tâm Minh  Trẻ thơ và người lớn  
24  Thông Hải  Thư gởi sư đệ !  
25  Kiều Thiện  Em và Bồ-tát Phổ Hiền  
26  Minh Nguyệt  Phương pháp giúp trẻ xem tivi có ích  
27  Tuệ Tâm  Nepal: Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ II về vấn đề phát triển Thánh tích Lumbini  
28  Thông Tánh  Sự quan tâm của chính phủ đối với Phật giáo Sri Lanka  
29  Từ Quang  Đạo diễn phim “Hollywood Buddha” xin lỗi Tăng tín đồ Phật giáo  
30     (nhạc)  b3

Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung đột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phục chân thật. Bi và trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liệng vào suốt không gian vô tận của đời sống.

Đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Ðạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của mình. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chỉ có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những phòng trà, hộp đêm, những môi trường cám dỗ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát huy trình độ nhận thức tâm linh.
 
trích Suy nghĩ về hướng giáo dục cho tuổi trẻ đạo Phật
của TT. Thích Tuệ Sỹ