Tứ diệu đế - Giáo pháp căn bản của Phật giáo

Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Nói chung, yêu thương và từ bi là động cơ duy nhất trong mọi tôn giáo. Mặc dù thường có nhiều sự khác biệt về lĩnh vực triết học, nhưng mục tiêu cơ bản của sự hướng thiện hầu như mọi tôn giáo đều giống nhau.

Tuy nhiên, mỗi tín ngưỡng có những phương thức riêng của mình. Dù văn hóa chúng ta vốn khác nhau, nhưng hệ thống của chúng ta càng tiến gần nhau hơn, bởi vì với phương tiện liên lạc hiện nay, thế giới càng ngày càng nhỏ hơn, mang đến nhiều cơ hội quý báu để chúng ta học hỏi lẫn nhau. Tôi cảm thấy điều này rất có ích.

Chẳng hạn, giáo lý Kitô giáo có nhiều phương pháp tu tập thật hữu dụng trong việc phục vụ con người, nhất là lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Những Phật tử chúng ta có thể học hỏi nhiều hơn từ điều đó. Đồng thời, các Ki tô hữu có thể học hỏi những kỹ thuật hữu ích từ những giáo huấn của Phật giáo về thiền định và lý luận triết học. Vào thời Ấn Độ cổ đại, Phật tử và những người theo Ấn giáo có thể học hỏi lẫn nhau.

Vì vậy, về cơ bản, những hệ thống này có cùng mục đích là làm lợi ích chúng sinh. Về mặt tiêu cực, thì việc cùng nhau học hỏi là hoàn toàn thích đáng; về mặt tích cực, thì việc đó giúp phát triển lòng tôn trọng lẫn nhau, nó là động cơ đẩy mạnh sự hòa thuận và thống nhất. Vì lý do này, tôi sẽ nói đôi chút về quan điểm của Phật giáo.

Tứ diệu đế (bốn sự thật cao quý) là giáo pháp cơ bản của Phật giáo - khổ đế, nguyên nhân của khổ (tập đế), sự chấm dứt khổ (diệt đế), và những con đường dẫn đến giác ngộ (đạo đế). Bốn chân lý này bao gồm hai nhóm chứa đựng nhân và quả: đau khổ và nguồn gốc của nó; chấm dứt đau khổ và con đường đưa tới việc chấm dứt này. Đau khổ giống như một căn bệnh, những điều kiện bên trong và bên ngoài gây ra bệnh chứng, được cho là nguồn gốc của đau khổ. Tình trạng chữa lành căn bệnh là diệt khổ cũng như nguyên nhân của nó. Và liệu pháp trị bệnh được gọi là Thánh đế hay con đường thoát khổ.

Tác dụng biện minh cho trình tự này là: diệt quả và nhân khổ, thế nhưng tiến trình đầu tiên là phương pháp diệt nhân khổ: trước tiên bạn cần phải định được bệnh, tức là ta phải nhận ra khổ đau là sự thật – khổ đế hay chân lý thứ nhất. Tuy nhiên, định bệnh thôi, thì chưa đủ, ta còn phải biết nguyên nhân gây bệnh để thiết lập y trình hay liệu pháp. Do vậy, chân lý thứ hai trong bốn chân lý, gọi là nhân khổ hay Tập đế.   

Chỉ để nhận biết nguyên nhân của căn bệnh là chưa đủ, bạn cần xác định là mình có thể chữa khỏi bệnh hay không. Việc am hiểu căn bệnh có thể chữa được gần giống với chân lý thứ ba, đó là diệt được khổ có thật này (khổ đế) và nguyên nhân của nó.

Bây giờ, những đau khổ bất như ý đã được nhận ra, nguyên nhân của nó cũng được xác định; và rồi, vào lúc nhận ra rằng căn bệnh có thể được chữa khỏi, bạn dùng thuốc và chúng là những phương tiện chữa lành bệnh. Cũng vậy, tin tưởng vào con đường dẫn đến tình trạng giải thoát đau khổ là rất cần thiết.

Điều quan trọng nhất là ban đầu nhận dạng được đau khổ. Đau khổ nói chung có 3 dạng: khổ-khổ (khổ chồng thêm khổ), hành khổ và hoại khổ. Khổ chồng khổ là những gì mà chúng ta thường cho là nỗi khổ của thân hoặc tâm, ví dụ như đau đầu. Mong ước thoát khổ không chỉ có ở con người mà còn ở động vật. Có vài phương pháp để tránh loại đau khổ này như là uống thuốc, mặc quần áo ấm và không tạo nên nhân khổ.

Mức độ thứ hai, hoại khổ, là những gì chúng ta thấy là mình vui sướng một cách thiển cận, nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ thì niềm vui đó hóa ra là khổ. Lấy một ví dụ thường được cho là vui sướng, như mua một chiếc xe hơi mới. Ban đầu bạn có nó, bạn rất hạnh phúc, thích thú và hài lòng nhưng khi bạn sử dụng, nhiều vấn đề sẽ nảy sinh. Nếu niềm vui này là có thật, thì bất kể bạn sử dụng nhân vui này nhiều bao nhiêu, thì niềm vui của bạn sẽ tăng lên tương ứng với số lần sử dụng, nhưng sự việc không xảy ra như vậy. Khi bạn càng sử dụng, thì càng nảy sinh phiền phức. Do đó, những tính chất ấy được gọi là hoại khổ; do sự biến hoại đó mà người ta thấy được bản chất của khổ đau.

Diệt khổ hay là diệt đế (mức độ thứ ba) được dùng như là cơ sở cho hai mức độ trên, và những gì minh họa nó, chính là các uẩn (khối tập hợp - aggregate) mà thân và tâm ta bị nhiễm ô. Gọi là hành khổ vì nó lan tỏa hoặc gây ra mọi hình thái sinh tử luân hồi và nó là cơ cấu mà từ đó dẫn ta đến nỗi khổ của hiện tại và tương lai. Không cách gì thoát khỏi loại đau khổ này ngoại trừ cách kết thúc vòng sinh tử luân hồi.

Đây là ba loại tướng khổ mà trước tiên ta cần nhận dạng. Vì vậy, không những cảm thọ được xét như là khổ mà ta còn phải kể đến các hiện tượng trong và ngoài, hay các duyên khiến cho những cảm xúc như vậy được thành hình – duyên khổ. Những niệm tưởng và các yếu tố tâm tùy hành cùng chúng, cũng được xem là khổ.

Cội nguồn của những đau khổ này là gì? Điều gì làm đau khổ nảy sinh? Có 2 loại: nguyên nhân của nghiệp và nguyên nhân của phiền não, tức là nghiệp nhân và khổ nhân; chúng là chân lý thứ hai trong Tứ thánh đế. Nghiệp, hay tác dụng liên quan đến các hoạt động của thân, khẩu, ý. Xét trên quan điểm bản chất hay thực thể, thì nghiệp có ba loại: thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký. Thiện nghiệp là những quả vui hay tốt đẹp. Ác nghiệp là quả khổ và xấu xa. Vô ký là một trạng thái không tạo nên thiện hay ác nghiệp.

Thành quả của ba loại phiền não này chính là tham, sân, si. Và chúng sản sinh nhiều cảm xúc phiền não khác như ganh tỵ và thù hằn. Để dứt trừ nghiệp chướng hay những hành vi này, điều cốt yếu là chúng ta cần phải diệt trừ những nguyên nhân của phiền não. Vì vậy, giữa nghiệp và phiền não thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là phiền não.

Khi bạn hỏi rằng liệu phiền não có thể được diệt dứt hay không, thì bạn đang đề cập đến chân lý thứ ba, diệt đế. Nếu như phiền não là thực chất của tâm thức, thì ta không thể loại bỏ chúng. Chẳng hạn, nếu sân hận trú trong bản chất của tâm thức, thì đến bao giờ ta mới biết mình bị sân si. Thế nhưng, rõ ràng, sân hận không phải ở trường hợp đó. Thực chất của sân hận, chính là bám chấp. Vì vậy, người ta nói rằng thể tính của tâm, hay thức, thì hoàn toàn không bị nhiễm ô. Sự nhiễm ô là tính dễ xúc cảm phải được loại trừ, do vậy nó phù hợp với việc bị tách rời ra khỏi bản tâm hay tự tính trong sáng của tâm.

Rõ ràng là thiện nghiệp thì khác hẳn với ác nghiệp. Ví dụ như thương và ghét không phát ra cùng một lúc trong cùng một người. Trong khi bạn đang có cảm giác giận dữ một đối tượng nào đó, bạn không thể yêu ngay tức khắc; tương tự, khi bạn đang có cảm giác yêu thương, vào lúc ấy bạn không thể giận dữ được. Điều này ngụ ý rằng hai loại ý thức này mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau. Do đó, một khi bạn quen dần với thái độ của loại này, thì loại kia sẽ ngày càng yếu đi một cách tự nhiên. Đây là lý do vì sao do tu tập mà lòng từ bi và yêu thương được nâng cao – thiện niệm – mặt này phát triển, thì mặt kia sẽ tự động thu nhỏ lại.

Bằng cách này, người ta minh định rằng, nguồn gốc của đau khổ có thể dần dần được loại trừ. Bằng cách dập tắt toàn diện nguyên nhân của khổ, thì điều đó được gọi là chân lý thứ ba hay diệt đế. Đây là sự tự do tối hậu – hiện thực, thanh tịnh vĩnh viễn, tức là giải thoát vậy.

Bạn nên rèn luyện theo hướng nào để đạt được sự diệt tận này? Bởi vì những sai lầm phần lớn bắt nguồn từ tâm thức, cho nên liều thuốc giải vô minh phải được thực hiện từ chính tâm mình. Thật vậy, bạn cần phải biết thực thể tối hậu của vạn pháp hay mọi hiện tượng, thế nhưng điều quan trọng hơn hết là bạn phải biết bản chất rốt ráo của tâm.

Bây giờ, thì việc trước tiên là bạn cần nhận biết trực tiếp và trong một cách thức duy nhất về bản chất rốt ráo của tâm thức đúng như nó đang là; điều này được gọi là kiến đạo vị. Sau đó, mức độ tiếp theo là người ta phải tập quen dần với loại trí đạo ấy, đây được gọi là tu tập vị hay con đường thiền định. Trước khi tiến đến hai mức độ đó, thì việc tối cần là đạt tới trạng thái niệm trụ nhị thể (dualistic meditative stabilization) mà nó là sự thống nhất giữa hai phép tu: chỉ và quán. Tóm lại, trước khi thâm nhập trạng thái này để chứng đắc tuệ toàn năng hay nhất thiết trí, thì việc tiên quyết là ta phải thực hành pháp tu thiền chỉ hay được gọi là pháp tu niệm trụ.

Và sau hết là chân lý thứ tư hay Đạo đế, những giai đoạn được người ta yêu cầu nhằm thực chứng con đường sau rốt này là phải chứng nhập chân lý thứ ba, sau khi đã hoàn thành hai chân lý trước tiên: khổ và tập đế. Chân lý thứ tư là cơ cấu nền tảng của tư duy và tu tập trong Phật giáo

Hiếu Hạnh(dịch)
[Tập san Pháp Luân - số 81, tr36, 2011]